Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930 - 3/2/2024)

Một số dạng vi phạm qua công tác kiểm sát quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết các vụ án hành chính

Qua 01 năm thực hiện công tác đột phá trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và phá sản; trên cơ sở tổng hợp các vi phạm do VKSND các huyện, thị xã, thành phố phát hiện và báo cáo, ngày 7/4/2015 VKSND tỉnh Khánh Hòa (Phòng 12) ban hành Thông báo một số dạng vi phạm qua công tác kiểm sát các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án như sau:

1. Nguyên đơn hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan có đơn xin tạm đình chỉ giải quyết vụ án hoặc các đương sự cùng có đơn xin tạm đình chỉ để có thời gian thỏa thuận với nhau.

Việc ban hành các quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án với các lý do như đã nêu trên là không đúng quy định tại điều 189, điều 210 Bộ Luật tố tụng dân sự  và điều 22 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

2. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ không ghi quyền kháng nghị  của Viện kiểm sát như mẫu số 11A ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012  của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.

Bên cạnh đó, VKSNDTC (Vụ 12) cũng đã thông báo một số dạng  vi phạm khác:

1. Vi phạm trong việc áp dụng căn cứ pháp luật không đúng quy định hoặc ghi lý do không rõ ràng (đối với quyết định tạm đình chỉ giải quyết  vụ án); căn cứ pháp luật không đầy đủ (đối với quyết định đình chỉ  giải quyết vụ án).

2. Vi phạm trong việc đình chỉ giải quyết vụ án do xác định sai  thẩm quyền giải quyết của Tòa án; xác định đối tượng khởi kiện, tư cách tham gia tố tụng của đương sự không đúng.

3. Vi phạm trong việc ban hành quyết định đình chỉ một phần vụ án nhưng không ghi cụ thể phần bị đình chỉ; không ghi rõ lý do đình chỉ thuộc trường hợp  được quy định tại điều khoản nào của Luật.

4. Vi phạm trong việc Tòa án không tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn.

5. Vi phạm trong việc xử lý đối với số tiền tạm ứng án phí đã nộp (Quyết định không xử lý tiền tạm ứng án phí; xử lý tiền tạm ứng án phí không đúng quy định hoặc không nêu căn cứ pháp luật để tuyên trả tiền  tạm ứng án phí).

6. Vi phạm thời hạn gửi các quyết định cho VKS cùng cấp.

7. Vi phạm về thời hạn giải quyết vụ án (Điều 117 Luật tố tụng  hành chính; Điều 179 Bộ Luật tố tụng dân sự).

Trên cơ sở các dạng vi phạm thường gặp trong việc ban hành  các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án như  đã nêu trên, Viện kiểm sát các huyện, thị xã, thành phố cần lưu ý trong quá trình kiểm sát phát hiện vi phạm để kịp thời kiến nghị, kháng nghị.

T.T.T

Liên kết website

Thông kê truy cập