Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930 - 3/2/2024)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kháng nghị ngang cấp đối với các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Ngày 19/10/2021, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa (Phòng 7) tổ chức Hội nghị trực tuyến 02 cấp chuyên đề:“Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kháng nghị ngang cấp đối với các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” qua số liệu của 03 năm (2019, 2020, 2021)”. Hội nghị đã nghe báo cáo chuyên đề và tham luận của các đơn vị đồng thời trao đổi, thảo luận một số nội dung liên quan.

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kháng nghị ngang cấp  đối với các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Hình ảnh Hội nghị

Sau hội nghị
Phòng 7 ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trần Đình Hồng - Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa tại Hội nghị để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Trưởng phòng 1 tập trung tổ chức triển khai, thực hiện với  một số nội dung sau:

1. Tăng cường chỉ đạo, phối hợp giữa Viện kiếm sát hai cấp trong công tác Kháng nghị, đặc biệt là đối với những vụ án mà quan điểm giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau. Do vậy, Viện kiểm sát cấp dưới cần tranh thủ báo cáo, trao đổi ý kiến với Viện kiểm sát cấp trên (lãnh đạo Viện, lãnh đạo Phòng 7) trước khi ban hành Kháng nghị để đảm bảo việc Kháng nghị có căn cứ, được chấp nhận.

2. Viện kiểm sát hai cấp cần chủ động tăng cường sự phối hợp giữa các Cơ quan tư pháp, cần xây dựng phát huy Quy chế phối hợp, cơ chế thông tin, trao đổi, phối hợp giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong việc Kháng nghị phúc thẩm và giải quyết Kháng nghị phúc thẩm án hình sự. Viện kiểm sát cấp Huyện cần chủ động sửa đổi, sơ kết về Quy chế phối hợp với các Cơ quan tư pháp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử ở địa phương, trong đó cần quy định chặt chẽ việc Tòa án gửi Bản án sơ thẩm cho Viện kiểm sát đúng thời hạn luật định. Nếu không sẽ Kiến nghị cấp có thẩm quyền.

3. Viện kiểm sát kịp thời chủ trì tổ chức các cuộc họp liên Ngành để bàn biện pháp giải quyết các vụ án hình sự một cách hiệu quả, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết án hình sự. Đối với những vụ án phức tạp liên Ngành cấp dưới không thể tự giải quyết thì kịp thời báo cáo thỉnh thị liên Ngành tư pháp cấp Tỉnh cho ý kiến để tránh tình trạng vụ án phức tạp bị Kháng nghị để xét xử phúc thẩm hoặc vụ án bị hủy nhiều lần nhưng cấp trên không biết quan điểm giải quyết của liên Ngành cấp dưới, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Đối với những trường hợp Bản án hình sự sơ thẩm bị sửa, hủy thì Viện kiểm sát chủ động tổ chức họp liên Ngành để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sửa án, hủy án thuộc về Cơ quan, cá nhân cụ thể từ đó thống nhất biện pháp giải quyết vụ án đúng pháp luật và rút kinh nghiệm chung.

4. Tăng cường công tác tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu chuyên môn nghiệp vụ của từng Kiểm tra viên, Kiểm sát viên làm công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử án hình sự thông qua các tài liệu, các Chuyên đề, Thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ và các phiên tòa rút kinh nghiệm. Coi đây là cẩm nang nghiệp vụ cho bản thân nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, nhận diện vi phạm trong quá trình tham gia xét xử và kiểm sát Bản án, Quyết định sơ thẩm.

Đẩy mạnh và nâng cao thực chất chất lượng tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm ở các đơn vị (phối hợp cùng Tòa án cùng cấp). Thông qua phiên tòa tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các Kiểm sát viên nhất là đối với các Kiểm sát viên có kinh nghiệm với các Kiểm sát viên trẻ mới được bổ nhiệm và lực lượng Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký của Tòa án hai cấp để tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng tranh luận, xử lý tình huống phát sinh tại phiên tòa nhằm nâng cao chất lượng Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử án hình sự đồng thời coi đây là trách nhiệm và là yêu cầu bắt buộc trong công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp.

5. Tăng cường mối quan hệ với Cơ quan điều tra, Tòa án trong công tác giải quyết án hình sự. Tranh thủ sự ủng hộ của Cấp ủy, Chính quyền địa phương và các Cơ quan, ban Ngành ở địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ, nhất là đối với những vụ án có quan điểm khác nhau giữa các Ngành, định hướng xử lý đối với những vụ án tham nhũng, chức vụ mà dư luận địa phương quan tâm.

6. Tăng cường hơn nữa nguồn lực cho công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử án hình sự, cần có sự lựa chọn đội ngũ Kiểm tra viên, Kiểm sát viên có trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm cao để bố trí thực hiện công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự.

Thanh Xuân

Liên kết website

Thông kê truy cập