Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Một số dạng vi phạm cụ thể trong công tác kiểm sát xét xử án hình sự

Công tác Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm thời gian qua một số vụ án có Kháng nghị, Kháng cáo đã bị cấp phúc thẩm tuyên hủy Bản án hình sự sơ thẩm để điều tra, xét xử lại. Nhằm tăng cường số lượng, chất lượng Kháng nghị phúc thẩm ngang cấp và hạn chế án hủy, sửa có lỗi của Kiểm sát viên, Viện kiểm sát trong thời gian tới, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa thấy cần tổng hợp chung để thông báo đến Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị xã, thành phố triển khai nghiên cứu, nắm bắt một số dạng vi phạm điển hình như sau:


1. Về tố tụng:
   + Đối với vụ án có Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án nhưng vụ án bị hủy lưu ý không được phân công lại Hội thẩm nhân dân đã tham gia xét xử (vi phạm điểm c Khoản 1Điều 53 của BLTTHS).

+ Đối với vụ án người phạm tội là người dưới 18 tuổi thì “01 Hội thẩm nhân dân bắt buộc phải là giáo viên hoặc cán bộ đoàn thành niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi” theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

+ Thẩm phán thụ lý xét xử hết thời hạn bổ nhiệm nhưng chưa có Quyết định bổ nhiệm lại.

+ Biên bản nghị án vi phạm về thời gian xét xử; về nội dung những vấn đề nghị án và thứ tự biểu quyết theo quy định tại Điều 326 BLTTHS về nghị án.

+ Việc xác định sai tư cách người tham gia tố tụng.

+ Bản án không tuyên quyền kháng cáo của những người tham gia tố tụng; không tuyên án phí dân sự sơ thẩm .

+ Không ghi đầy đủ lời khai của đại diện hợp pháp của người bị hại ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.

2. Về đánh giá chứng cứ, việc áp dụng pháp luật:

+ Việc thu thập chứng cứ không đảm bảo có mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo, bị hại, nhân chứng nhưng không tiến hành đối chất điều tra làm rõ; có việc cung cấp tài liệu nhưng không xác định nguồn tài liệu có từ đâu; phương tiện sử dụng trong việc phạm tội nhưng không được điều tra làm rõ để xác định có phải vật chứng của vụ án không; dữ liệu điện tử được thu giữ không giám định xem có bị cắt, ghép; không phân tích để đánh giá hành vi nhằm đấu tranh với tội phạm trong trường hợp không nhận tội.

+ Việc xác định sai tội danh (vd: Người phạm tội giữ vai trò giúp sức tìm người tiêu thụ trước khi trộm cắp tài sản và sau đó nhận tiền chuyển khoản của đối tượng tiêu thụ và được chia số tiền do trộm cắp được nhưng xác đinh hành vi trên phạm tội “Tiêu thụ …” là không chính xác phải là đồng phạm trong tội “Trộm cắp tài sản”.

+ Bỏ lọt hành vi phạm tội: Người phạm tội thực hiện 01 chuỗi hành vi 01 cách liên tục, kế tiếp nhau, hành vi trước là tiền đề, điều kiện cho hành vi sau, mỗi hành vi đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì xử lý về nhiều tội tránh nhận thức thu hút về 01 tội là không đúng (Công văn số: 233 ngày 01/10/2019 của TANDTC). (vd: hành vi làm giả giấy tờ sau đó dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải xử lý về 02 tội…)

+ Về xác định sai tình tiết định khung hình phạt và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (vd: Phạm tội có tính chất côn đồ là tình tiết định khung hình phạt tặng nặng nhưng lại xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong vụ cố ý….)

+ Xác định sai tình tiết giảm nhẹ (vd: bị cáo có nhân thân từng bị kết án đã được xóa án tích nhưng khi phạm tội mới vẫn áp dụng tình tiết phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiệm trọng là không đúng) (Giải đáp số 01 ngày 07/4/2017 của TANDTC) hoặc trường hợp bị cáo có giấy khen có thành tích tốt, kỷ niệm chương hoặc khắc phục tiền thu lợi bất chính lại áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 điều 51 BLHS là không đúng mà trường hợp này chỉ là những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 2 Điều 51 của BLHS. Đối với người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiệm trọng trong vụ án có đồng phạm mà người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể, phạm tội lần đầu thì vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiệm trọng” (Giải đáp số 01 ngày 07/4/2017 của TANDTC) (vd: Trong vụ án tổ chức đánh bạc người phạm tội chỉ được thuê làm nhiệm vụ thu, chi tiền đánh bạc cho người chơi đánh bạc trong 01 tổ chức có người cầm đầu, người quản lý đều hành, người cung cấp phương tiện, người theo dõi sổ sách…)

+  Đối với tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ thể hiện đây là tình tiết “định tính” hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn vận dụng  Công văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 của TAND Tối cao và Án lệ số 17/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án TAND Tối cao hướng dẫn xử lý tội “giết người” có tính chất côn đồ như sau: “Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt với nhau mà tội phạm đã dùng mã tấu chém nhiều nhát vào những vùng trọng yếu trên cơ thể của nạn nhân”. Do vậy, khi áp dụng trong thực tiễn tùy vào trường hợp cụ thể để đánh giá toàn diện về nguyên nhân, mục đích, điều kiện, hoàn cảnh, mức độ, ý thức thực hiện hành vi của người phạm tội để xem xét.
  + Đối với tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Trước đây người phạm tội trong trường hợp có sử dụng rượu, bia hoặc trong máu có nồng độ cồn vượt mức quy định từ 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở thì mới áp dụng tình tiết định khung hình phạt quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 260 BLHS. Tuy nhiên, năm 2020 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực trong đó có sửa đổi, bổ sung Khoản 8 Điều 8 của Luật GTĐB năm 2008 theo đó, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm. Do vậy, trường hợp người phạm tội sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn cần xem xét phải xử lý theo Khoản 2 Điều 260 BLHS
  + Đối với vụ án có kháng cáo: Theo quy định tại Điều 338 và 339 của  BLTTHS thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn Kháng cáo Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp và trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn Kháng cáo, Kháng nghị thì Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tuy nhiên qua kiểm sát hồ sơ xét xử phúc thẩm có rất nhiều hồ sơ có Kháng cáo hoặc Kháng nghị vi phạm thời hạn chuyển vụ án đến cấp Tỉnh. Cá biệt có trường hợp vụ án để hơn 500 ngày mới chuyển (VKS tỉnh đã ban hành Kiến nghị yêu cầu xác định rõ nguyên nhân, kiểm điểm khắc phục vi phạm.

Phòng 7 - VKSND tỉnh Khánh Hòa

Liên kết website

Thông kê truy cập