Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Nội dung vụ án: Tối ngày 01/01/2000, Nguyễn Văn A đi sang xã T chơi nhà bạn gái. Khi ra về gặp một số thanh niên gồm Nguyễn Văn B, Trần Văn C, Phạm Văn D.

Giữa A và B có lời qua tiếng lại và xô xát nhau. B, C và D đuổi đánh A. A bỏ chạy vào làng. Do gần đây trong xã nhiều nhà dân bị mất trộm nên mọi người tưởng A là kẻ trộm đang bị đuổi nên đã xông vào đánh A bị thương. Trời tối, đông người nên không xác định được ai đánh A. Sau đó A được đưa đi cấp cứu, giám định thương tích bị giảm 30% sức lao động. Bản thân A không xác định được ai đánh mình.. Ngày 10/1/2000, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự và khởi tố đối với B, C, D về tội Cố ý gây thương tích theo Điều 104 khoản 2 BLHS. B và C bỏ trốn, Cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã. Tại Cơ quan điều tra D khai thấy B và C đuổi theo A để đánh thì D chạy đuổi theo, sau đó thấy dân làng ùa ra đánh A, D chưa đánh được A. Do B và C trốn nên cơ quan điều tra không chứng minh được hành vi Cố ý gây thương tích của D nên đã quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra đối với B, C (lý do trốn đã truy nã), tạm đình chỉ điều tra đối với D (lý do chờ bắt được B và C để điều tra làm rõ hành vi của D và tiếp tục xử lý). Ngày 29/12/2010, B bị bắt theo lệnh truy nã, ngày 30/12/2010 C đến đầu thú. Ngày 01/01/2011, Cơ quan điều tra đã phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra đối với B, C, và D về tội Cố ý gây thương tích (Điều 104 khoản 2 BLHS). Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 BLHS thời gian B và C bỏ trốn không được tính vào thời hiệu truy cứu TNHS. Đối với D bị khởi tố, nhưng D không bỏ trốn, D có được hưởng thời hiệu truy cứu TNHS không?

VKSND tỉnh Khánh Hòa

Liên kết website

Thông kê truy cập