Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Về các tội phạm chức vụ

1- Vụ án Phan Thanh Giản phạm tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản"


Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án Phan Thanh Giản phạm tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản" ở tỉnh N. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xét thấy cần thông báo rút kinh nghiệm một số sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án.

I. Nội dung vụ án:

Từ năm 2003 đến năm 2008, Phan Thanh Giản giám đốc Công ty cung ứng xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh N (NAPECO) có những hành vi phạm tội như sau:

1. Hành vi cố ý  làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 18/19/2003, Phan Thanh Giản đại diện cho Công ty NAPECO (bên A) ký hợp đồng với ông Y nham Thanan- Giám đốc Công ty ReCol H01 dins SNH-BHS Malaisia bên B) về việc tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaisía. Theo hợp đồng, bên A nhận tuyển cho bên B là 45 lao động, tiền môi giới mỗi lao động 350 UDS, trả trước 50%, còn lại sẽ tự thanh toán sau khi lao động Việt Nam sang được 03 ngày. Sau khi ký hợp đồng, Công ty NAPECO không làm thủ tục đăng ký tại Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để thẩm định cấp giấy phép mà đã tổ chức thực hiện hợp đồng. Công ty NAPECO đã tuyển dụng và thu tiền của 39 lao động là 93.000.000đồng. Phan Thanh Giản đã chuyển 100% tiền môi giới là 15.750 USD (tương đương 244.723.500 VNĐ) cho bên B, mặc dù Ngân hàng ngoại thương chí nhánh V đã cảnh báo tài khoản của bên B không được đăng ký tại Ngân hàng quốc tế nên tính rủi ro cao. Sau khi nhận tiền ông Yaman Thanan không thực hiện hợp đồng đã ký, đến nay chưa xác định được ông Yaman Thanan ở đâu. Công ty NAPECO bị thiệt hại 15.750 USSD, Phan Thanh Giản đã khắc phục được 133. 123.500đồng còn 111.600.000 đồng (Giản yêu cầu được chuyển cổ phần của Giản tại Công ty NAPECO để trả nợ).

Năm 2007, Phan Thanh Giản ký hợp đồng cung ứng lao động với Công ty PLAS A.S và Công ty phát triển lao động Trendprace S.R.O - Cộng hoà Séc. Phan Thanh Giản ký hai hợp đồng trên nhưng không làm thủ tục đăng ký với Cục Quản lý lao động nước ngoài- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để thẩm định.

Trên cơ sở hai hợp đồng đã ký, ngày 02/11/2007  Phan Thanh Giản ký hợp đồng môi giới lao động với Trịnh Việt Phú và Nguyễn Văn Thắng. Theo nội dung hợp đồng thì phía công ty NAPECO trả cho Phú và Thắng phí môi giới là 1.500USD/1 người; hợp đồng không quy định thời hạn thực hiện. Ngay sau khi ký hợp đồng Giản chỉ đạo chi cho Phú và Thắng 10.500 USD, chi cho Lê Hữu Việt với tư cách nhận hộ cho Phú, Thắng 24.500 USD. Do hợp đồng không quy định thời hạn thực hiện nên đến ngày 11/6/2008  Lê Hữu Việt mới chuyển cho Công ty NAPECO 24 bộ hồ sơ. Vì thời gian chờ đợi quá lâu nên người lao động ới xuất khẩu lao động đòi rút lại tiền, trong khi số tiền này đang bị Phú, Thắng, Việt chiếm giữ và những người này hiện không có mặt tại Việt Nam. Hành vi cố ý làm trái của Phan Thanh Giản đã gây thiệt hại cho Công ty NAPECO với tổng số tiền 35.000USD (tương đương với 563.471.000đồng).

2 - Hành vi tham ô tài sản:

Từ năm 2006 đến năm 2008, Phan Thanh Giản đã nhận tiền phí quản lý của cơ sở Nguyễn Thị Liên với số tiền 80.118.000đồng nhưng Giản mới nộp vào quỹ của công ty 44.100.000đồng còn lại 36.01 8.000đồng Giản chiếm đoạt.

Ngày 10/1/2008, Phan Thanh Giản đã thu phí quản lý của Trung tâm đào tạo và giáo dục định hướng trực thuộc Công ty NAPECO 1.000 USD tương đương 16.l05.000đồng không nộp quỹ cơ quan mà chiếm đoạt.

Ngày 23/4/2005, Phan Thanh Giản đã thu của cơ sở anh Nguyễn Văn Xuân 10.000.000đồng phí quản lý nhưng không nộp quỹ Công ty mà chiếm đoạt.

Tổng các khoản tiền Phan Thanh Giản đã chiếm đoạt của Công ty NAPECO là: 62.123.000đổng.

Kết luận điều tra số 06 ngày 2/7/2009 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh N đề nghị truy tố Phan Thanh Giản tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý tinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Tham ô tài sản".

Cáo trạng số 69 ngày 5/8/2009 của Viện kiểm sất nhân dân tỉnh N truy tố Phan Thanh Giản theo khoản 2 Điều 165; khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự.

Bản án hình sự sơ thẩm số 85/2009/HSST ngày 23/9/2009 của Toà án nhân dân tỉnh N áp dụng điểm d khoản 2 Điều 165; điểm b, p, s khoản 1 khoản 2 Điều 46, Điều 47, điểm g khoản 1 Điều 48, Điều 60 Bộ luật hình sự; xử phạt Phan Thanh Giản 1 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng" nhưng cho hưởng án treo.

áp dụng điểm c, d khoản 2 Điều 278; điểm b, p, s khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60 Bộ luật hình sự, xử phạt Phan Thanh Giản 02 năm tù về tội về tội "Tham ô tài sản" nhưng cho hưởng án treo.

Áp dụng Điều 50 Bộ luật hình sự tổng hợp hình phạt, buộc bị cáo Phan Thanh Giản phải chấp hành tinh phạt cho cả hai tội là 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm 09 tháng 24 ngày.

Bản án hình sự sơ thẩm số 85/2009/HSST ngày 23/9/2009 của Toà án nhân dân tỉnh N đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Ngày 27/12/2010 Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định huỷ bản án hình sự sơ thẩm nêu trên về phần trách nhiệm hình sự (tội danh, hình phạt, biện pháp chấp hành hình phạt) đối với Phan Thanh Giản để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

II. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Phan Thanh Giản là giám đốc Công ty NAPECO đã có hành vi làm trái các quy định về quản lý kinh tế trong việc ký kết, thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động với các đối tác nước ngoài như: Không đăng ký với Cục Quản lý lao động nước ngoài - Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, vi phạm Điều 18 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Hợp đồng cung ứng lao động phải đăng ký vớỉ Bộ lao động - Thương binh và Xã hội). Sau khi ký hợp đồng môi giới Phan Thanh Giản đã chỉ đạo chi 100% tiền môi giới cho bên môi giới trong khi bên môi giới chưa thực hiện xong hợp đồng (vi phạm khoản 2 mục 1 Thông tư liên tịch số 59/2006/TTLT-BTC-BLĐTB-XH ngày 26/6/2006 của Bộ Tài chính; Bộ lao động- Thương binh và Xã hội quy định: Phí môi giới chỉ được thanh toán khi bên trung gian môi giới đã thực hiện xong đầy đủ việc cung cấp các hoạt động môi giới đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) gây thiệt hại 35.000 USD (tương đương 563.471.000đồng).

Toà án cấp sơ thẩm kết án Phan Thanh Giản về tội "Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo điểm d khoản 2 Điều l65 Bộ luật hình sự là đúng; nhưng xử phạt bị cáo 1 năm tù (dưới mức thấp nhất của khung hình phạt), khoản 2 Điều 165 có khung hình phạt từ 3 năm đến 12 năm, trong khi bị cáo phạm tội nhiều lần, số tiền bị thiệt hại mới chỉ khắc phục được một phần, là quá nhẹ.

Ngoài hành vi cố ý làm trái như đã nêu trên, Phan Thanh Giản còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị 62.123.000đồng của Công ty NAPECO; Toà án cấp sơ thẩm đã áp dụng các điểm c, d khoản 2 Điều 278 Bộ luật hình sự kết án Phan Thanh Giản về tội "Tham ô tài sản" là đúng, nhưng xử phạt bị cáo 02 năm tù, quá xa dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (khoản 2 Điều 278 có khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm) là quá nhẹ.

Như đã phân tích ở trên, Phan Thanh Giản cùng một lúc phạm hai tội, trong đó có một tội rất nghiêm trọng và thuộc loại tội tham nhũng; bị cáo phạm tội nhiều lần, số tiền 597.971.088 đồng gây thiệt hại bị cáo chưa khắc phục được. Tuy bị cáo được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự như: khai báo thành khẩn, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác; bản thân đã có thời gian tham gia quân đội, vì thế, dù có xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì việc Toà án cấp sơ thẩm xử phạt Phan Thanh Giản 3 năm tù về cả hai tội là quá nhẹ và lại cho bị cáo hưởng án treo là không đúng quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự về chế định án treo. Mặt khác, Toà án cấp sơ thẩm khi quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội đã quyết định hình phạt của từng tội và cho hưởng án treo, sau đó mới tổng hợp thành hình phạt chung cho cả hai tội là không đúng quy định của pháp luật.

Những thiếu sót của Toà án cấp sơ thẩm trong áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về áp dụng hình phạt như đã nêu trên, lẽ ra sau khi có bản án thì việc kiểm sát bản án sau phiên tòa phải được phát hiện ra những thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật để đề nghị kháng nghị...

Đây là những thiếu sót của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, xét thấy cần rút kinh nghiệm để các Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu trao đổi, về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự./.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

---------------------------------------

2- Vụ án Hà Nguyên Cát phạm tội "Tham ô tài sản"

Nguồn: Thông báo số 167/2007/VPT3 ngày 25 tháng 01 năm 2007

Qua thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm đối với vụ án Hà Nguyên Cát (cùng đồng bọn), bị án sơ thẩm xét xử về tội "Tham ô tài sản" án của tỉnh B. Viện phúc thẩm III thấy cần trao đổi với các đồng chí để rút kinh nghiệm về KSĐT, truy tố và KSXX đối với vụ án này:

I. Nội dung vụ án:

Theo cáo trạng truy tố hành vi phạm tội của các bị cáo như sau: Cuối năm 1996, Công ty Cao su P . . nợ Ngân hàng thế giới (WB) một khoản tiền vay thông qua dự án đầu tư phát triển nông nghiệp của chính phủ Việt nam, nay tính bằng USD. Ngày 01/12/1996 Phạm Duy Quang - Kế toán trưởng, Bùi Minh Việt - Phó phòng vật tư, Nguyễn Thuyên - Phó phòng tài vụ thuộc Công ty Cao su P. lập tờ trình dự phòng giảm giá hàng tồn kho và chênh lệch giá vốn vay Ngân hàng thế giới và trình giám đốc công ty Hà Nguyễn Cát phê duyệt. Sau khi được Cát đồng ý, Việt lập 05 phiếu khống nhập xăng dầu và Axitaxêtic trị giá 1.778.378.000 đồng, sau đó Việt viết phiếu xuất phân bổ vật tư cho 13 Nông trường trực thuộc Công ty, Xăng dầu giá trị 1.070.550 đồng và Xí nghiệp chế biến Phước Bình Axitaxêtic giá trị 707.800.000 đồng. Trên cơ sở phân bổ của Công ty, các đơn vị trực thuộc lập chứng từ đưa vào quyết toán tài chính năm 1996 số vật tư nêu trên.

Hành vi tham ô của Hà Nguyên Cát và Bùi Minh Việt thông qua việc quyết toán nguyên vật liệu: Từ 1993 đến 1996, Hà Nguyên Cát nhiều lần ứng tiền đi công tác và chi phí giao dịch là 241.587.000 đồng. Sau các đợt đi công tác về, Cát được Công ty Cao su P. quyết toán hoàn tạm ứng số tiền 153.087.000 đồng. Đến cuối năm 1996, Cát còn nợ Công ty số tiền 88.500.000 đồng không có chứng từ thanh toán. Năm 1996 Bùi Minh Việt cũng ứng tiền mua sắm vật tư cho Công ty sau khi đã thanh toán hoàn ứng còn nợ lại số tiền 55.299.489 đồng không có chứng từ thanh toán. Theo sự chỉ đạo của Hà Nguyên Cát, Phòng kế toán- tài vụ công ty cao su P. đã kết chuyển số tiền 1 .645.887.000 đồng trong số tiền quyết toán khống vật tư nhiên liệu để bảo toàn vốn vay của Ngân hàng thế giới. Đến năm 2000 Công ty cao su P đã trả vốn vay cho ngân hàng thế giới. Còn lại số tiền là 132.500.000 đồng Quang và Việt đã làm thủ tục hoàn tạm ứng cho Cát số tiền 88.500.000 đồng và Việt 44.000.000 đồng, với sự giúp sức của Quang; Cát và Việt đã chiếm đoạt số tiền này.

Hành vi tham ô của Hà Nguyên Cát còn chiếm đoạt tiền khai thác mủ 04 ha cao su tại Nông trường 6 theo Cáo trạng truy tố Cát đã chiếm đoạt là 29. 225.330 đồng.

Hành vi tham ô của Hà Nguyên Cát với sự giúp sức của Phạm Duy Quang thông qua việc trồng và chăm sóc 50 ha cao su tại Nông trường 6 theo Cáo trạng truy tố Cát còn chiếm đoạt 188.058.990 đồng. Tổng cộng Cát chiếm đoạt là 305.784.320 đồng.

Nhưng án sơ thẩm lại quy kết hành vi tham ô của các bị cáo như sau: Hà Nguyên Cát chiếm đoạt các khoản tiền: + 88.5000.000 đồng tạm ứng có sự giúp sức của Bùi Minh Việt; Phạm Duy Quang, + 29.255.330 đồng tiền khai thác 04 ha cao su tại Nông trường 6 có sự giúp sức của Đặng Đình Đề; Nguyễn Tiến; Lê Chí Dũng, + 326.404.862 đồng trong việc trồng mới 50 ha có su chứ không phải 188.058.990 đồng như cáo trạng đã truy tố, việc chiếm đoạt sò tiền này có sự giúp sức của Đặng Dính Đề; Lê Chí Dũng; Phạm Duy Quang. Tổng cộng Hà Nguyên Cát chiếm đoạt 422.293.204 đồng. Bùi Minh Việt chiếm đoạt 44.000.000 đồng.

Tại bản án sơ thẩm số 85/2006/HSST ngày 02/08/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh B ... đã tuyên bố bị cáo Hà Nguyên Cát, Bùi Minh Việt, Phạm Duy Quang phạm tội " Tham ô tài sản". Tuyên phạt các bị cáo:

Hà Nguyên Cát mức án 11 năm tù;

Phạm Duy Quang mức án 08 năm tù Cùng về tội tham ô tài sản.

Bùi Minh Việt mức án 04 năm tù;

Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên các phần phụ xử khác:

Ngày 07/8/2006 Hà Nguyên Cát kháng cáo kêu oan.

Ngày 09/8/2006 Phạm Duy Quang kháng cáo kêu oan.

Ngày 10/8/2006 Bùi Minh Việt kháng cáo kêu oan.

Ngày 14/8/2006 Huỳnh Phương Nam là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo về việc án sơ thẩm tuyên thu hồi 59 ha cao su của ông và gia đình.

Tại Phiên tòa phúc thẩm ngày 27/12/2006, Viện phúc thẩm III đề nghị: Huỷ án sơ thẩm để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối Cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát tuyên xử: Huỷ án sơ thẩm để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung.

II. Những vấn đề thiếu sót trong quá trình kiểm sát điều tra:

1. Thông qua việc Công ty cao su P lập tờ trình dự phòng giảm giá hàng tồn kho và chênh lệch giá vốn vay Ngân hàng thế giới và trình Giám đốc Hà Nguyên Cát phê duyệt để bảo toàn vốn vay Ngân hàng thế giới. Sau khi được Cát đồng ý thì Việt lập 05 phiếu khống nhập xăng dầu và Axitaxêtic trị giá 1 778.378.000 đồng, trong đó Phiếu nhập vật tư số 19 ngày 31/12/1996 nhập xăng, dầu trị giá 441.019.000 đồng, nhưng theo lời khai của bị cáo Việt ngày 01/4/2003 ( Bị số 17 ) thì Phiếu số 19 ngày 31/12/1996 nhập xăng, dầu trị giá 411.019.000 đồng, phù hợp với hoá đơn ( BL số 107 ) bán hàng xăng, dầu trị giá 411.019.000 đồng. Còn theo Cáo trạng và án sơ thẩm thì 05 phiếu nhập vật tư thể hiện:

- Phiếu nhập vật tư số 18 ngày 30/11/1996 nhập xăng, dầu trị giá 659.568.550 đồng.

- Phiếu nhập vật tư số 19 ngày 31/12/1996 nhập xăng, dầu trị giá 441.019.000 đồng.

- Phiếu nhập vật tư số 39 ngày 26/12/1996 nhập Axit axêtic trị giá 88.500.000 đồng.

- Phiếu nhập vật tư số 40 ngày 27/12/1996 nhập Axit axêtic trị giá 575.300.000 đồng.

- Phiếu nhập vật tư số 41 ngày 31/12/1996 nhập Axit axêtic trị giá 44.000.000 đồng.

Tuy nhiên, nếu cộng 05 phiếu nhập vật tư trên số tiền sẽ là 1 .808.387.550 đồng. Đã kết chuyển 1.645.887.000 đồng, thì số tiền còn lại là 162.500.550 đồng, chứ không phải là số tiền 132.500.000 đồng. Như vậy, số tiền trong Phiếu nhập vật tư số 19 ngày 31/12/1996 nhập xăng, dầu trị giá 441.019.000 đồng cấp sơ thẩm đã căn cứ vào chứng từ nào để quy kết thì chưa được làm rõ?

2. Về khoản tiền đầu tư trồng mới 109 ha cao su: Theo kết luận điều tra đã kết luận Hà Nguyên Cát tham ô toàn bộ số tiền đầu tư trồng mới 109 ha cao su là 1.041.848.042 đồng, nhưng Cáo trạng chỉ truy tố Cát tham ô 50 ha = 188.058.990 đồng. Còn án sơ thẩm lại buộc Cát tham ô tiền đầu tư trồng mới 50 ha là 326.404.862 đồng? Vậy số tiền nào để quy kết Cát tham ô là chính xác? Vì theo giám định tài chính kết luận thanh quyết toán trồng mới 109 ha trong 03 năm 1996, 1997, 1998 là 1.313.503.631 đồng, nhưng từ chối việc thực hiện giám định nội dung chi phí và trồng mới 109 ha có đưa vào chi phí sản xuất của Công ty hay không? Hồ sơ thể hiện 109 ha cao su được ký hợp đồng với gia đình ông Huỳnh Văn Bình 59 ha và gia đình ông Hà Nguyên Cát 50 ha do Hà Nguyên Ngọc và Huỳnh Phương Nam đứng tên, nhưng chỉ quy trách nhiệm Hà Nguyên Cát 50 ha mà không xem xét trách nhiệm của Huỳnh Văn Bình.

III. Những nội dung cần rút kinh nghiệm :

* Trong quá trình Kiểm sát điều tra và truy tố: Đã chưa phát hiện được những vấn đề mà cơ quan điều tra chưa điều tra đầy đủ mà chúng tôi đã nêu trên để yêu cầu điều tra theo khoản 2 Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự: Vì đây là vụ án kinh tế liên quan đến các hoạt động tài chính, kế toán. Đồng thời có nhiều số liệu cần phải được xác định bằng nghiệp vụ chuyên môn. Đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của cơ quan giám định tài chính kế toán, thông qua quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh giám định tư pháp, nhưng cơ quan điều tra thực hiện chưa đầy đủ. Viện kiểm sát cũng không yêu cầu làm rõ các nội dung này để có cơ sở để truy tố số tiền mà các bị cáo đã chiếm đoạt một cách khách quan và chính xác. Hồ sơ thể hiện chỉ có 01 giám định viên được phân công giám định từng vụ việc ký tên (không có dấu của Hội đồng giám định) do Ban giám đốc sở tài chính ký xác nhận, nên chưa đảm bảo thủ tục và chưa đủ cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ.

Hơn nữa, ngày 10/02/2006 Tòa án nhân dân tỉnh B đã ra quyết định số 01/QĐTHS-TA trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhưng Viện kiểm sát tỉnh B không thực hiện và giữ nguyên quan điểm truy tố theo cáo trạng, vì vậy, Tòa án nhân dân tỉnh B đã kiến nghị Tòa án nhân dân Tối cao xem xét lại việc bỏ lọt tội phạm cũng như người phạm tội trong vụ án.

* Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử: Kiểm sát viên được phân công tham gia thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa cũng không phát hiện được số liệu có mâu thuẫn mà các bị cáo đưa ra và số tiền 132.500.00 đồng hiện còn treo nợ trong tài khoản 331 chưa được làm rõ. Theo kết luận giám định số 10 ngày 10/11/2003 thì xác định số tiền này là 132.387.000 đồng. Riêng số tiền quy kết Cát tham ô trong việc trồng mới và chăm sóc 109 ha cao su còn nhiều mâu thuẫn, kết luận điều tra kết luận Cát tham ô toàn bộ số tiền đầu tư trồng mới 109 ha cao su là 1.041.848.042 đồng; Cáo trạng chỉ truy tố Cát tham ô 50 ha = 188.058.990 đồng; án sơ thẩm lại buộc Cát tham ô tiền đầu tư trồng mới 50 ha là 326.404.862 đồng? Như vậy, số tiền trên còn nhiều tài liệu mâu thuẫn với nhau kể cả kết luận giám định từ chối việc thực hiện giám định nội dung chi phí và trồng mới 109 ha có đưa vào chi phí sản xuất của Công ty hay không? Trong khi đó tại phiên tòa sơ thẩm các bị cáo và luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo yêu cầu được giám định lại (BL số 189, 217, 218, 220). Nhưng Kiểm sát viên không đề nghị hoãn phiên tòa cho điều tra bổ sung và trưng cầu giám định tài chính để có cơ sở quy kết các bị cáo có tham ô hay không? Số tiền tham ô cụ thể là bao nhiêu?

Hơn nữa, Viện kiểm sát chỉ truy tố bị cáo Cát tham ô trong thông qua việc trồng mới và chăm sóc 50 ha cao su số tiền 188.058.990 đồng, nhưng án sơ thẩm lại quy kết bị cáo Cát tham ô 326.404.862 đồng. Viện kiểm sát tỉnh B cũng không kháng nghị phúc thẩm đối với các vi phạm của án sơ thẩm.

Do những thiếu sót và vi phạm nêu trên, cấp phúc thẩm phải tuyên huỷ án để điều tra xét xử lại, nhằm đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trên đây là một số vần đề còn thiếu sót trong quá trình KSĐT- Truy tố, KSXX đối với vụ án Hà Nguyên Các (cùng đồng bọn). Vậy chúng tôi thông báo đến các đồng chí để cùng nhau rút kinh nghiệm chung, nhằm để chất lượng công tác: Kiểm sát điều tra, truy tố, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự, ngày càng được tốt hơn. Đáp ứng với yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp (giai đoạn 2006- 2010), theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ/TW của Bộ chính trị./.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

-------------------------------------

3- Vụ án Đinh Thị Oanh cùng đồng bọn phạm tội "Tham ô tài sản"

Nguồn: Thông báo số 140/TB-VKSTC-V3 ngày 08 tháng 05 năm 2009

Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án Đinh Thị Oanh cùng đồng bọn phạm tội "Tham ô tài sản". Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần rút kinh nghiệm chung trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hữu sự và Bộ luật tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩn cũng như cấp Phúc thẩm.

I. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án:

Ông Nguyễn Công Tụng là Giám đốc và ông Đào Văn Bằng làm Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp H (Công ty XNK H). Từ tháng 11/2000 đến năm 2002, ông Nguyễn Công Tụng ký 06 hợp đồng kinh tế bán giống cây trồng cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh P (Sở NN và PTNNT tỉnh P); sau đó ông Nguyễn Công Tụng giao các hợp đồng này cho đơn vị trực thuộc Công ty là Xí nghiệp giống cây trồng nông lâm nghiệp (Xí nghiệp) do ông Vũ Nguyên Sang làm giám đốc để thực hiện hợp đồng. ông Vũ Nguyên Sang phân công Nguyễn Thị Oanh là kế toán và Đinh Thị Tâm là thủ quỹ của xí nghiệp thực hiện việc nhận giống cây trồng từ cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn giao cho Sở NN và PTNT tỉnh P.

Từ năm 2000 đến năm 2003, Tâm và Oanh đã ứng tiền từ Công ty XNK H với tổng số tiền là 50.228.439.000 đồng, và đã sử dụng một phần tiền tạm ứng này để thực hiện 06 hợp đồng nêu trên. Từ ngày 14/12/2000 đến ngày 11/11/2002, Tâm và Oanh đến cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn nhận giống cây trồng và đã ký 1 32 hợp đồng thuê 132 xe tải vận chuyển giống cây từ Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn vào tỉnh P, với tổng cước phí vận chuyển là 1079.670.000đồng; trong đó trả trực tiếp cho các lái xe là 340.270.000đồng, gửi qua đường bưu điện cho cán bộ Sở NNvà PTNT tỉnh Phú Yên để trả cho các lái xe là 739.400.000đồng. Sau đó Tâm và Oanh không sử dụng 132 hợp đồng này làm chứng từ quyết toán mà thoả thuận với ông Nguyễn Minh Nghĩa ( chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở xã PY, huyện M, tỉnh V) lập hợp đồng vận chuyển khống số 67/HĐ ngày 20/10/2000, kèm theo biên bản thanh lý hợp đồng trình ông Đào Văn Bằng Phó giám đốc ký. Sau khi ký hợp đồng ông Nghĩa xuất khống 02 hoá đơn thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền cước phí vận chuyển là 168.000.000 đồng. Với thủ đoạn tương tự, năm 2001 Tâm và Oanh thoả thuận với ông Đào Văn Bình là chủ nhiệm và Nguyễn Chiến Trường là kế toán trưởng HTX vận tải 27/7 H (HTX H) lập hợp đồng số 84 ngày 1/1/2002, kèm theo 02 biên bản thanh lý hợp đồng trình ông Đào Văn Bằng ký. Sau khi ký hợp đồng ông Bình đã xuất khống 11 hoá đơn thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền cước phí vận chuyển là 2. 117.056.200 đồng. Như vậy, tổng 13 hoá đơn khống với số tiền chi phí là 2.285.056.200 đồng, Tâm và Oanh đã ghi số tiền này vào bảng kê chi phí trình Giám đốc Xí nghiệp duyệt và Xí nghiệp đã đề nghị Công ty XNK H thanh toán theo bảng kê do Oanh và Tâm lập. Công Ty XNK H đã chấp nhận và thanh toán số tiền này theo đề nghị của Xí nghiệp vào các tháng 12/2000, tháng 10/2001 và tháng 1/2003. Số tiền chếch lệch so với số tiền thực chi là l.205.386.200đồng (2.285.056.200 - l.079.670.000 đồng). Trong số tiền chênh lệch này, Tâm và Oanh đã chi 142.230.640 đồng ( gồm: cước chuyển tiền qua bưu điện, thuế VAT và tiền dịch vụ hoa hồng hoá đơn) còn lại 1.063.155.560 đồng (l.205.386.200- 142.230.640) Tâm và Oanh chiếm đoạt.

Ngoài ra trong vụ án này còn có các hành vi được thực hiện tại tỉnh P như sau:

Năm 2001 và năm 2002, Sở NN và PTNT tỉnh P do ông Mai Minh Ảnh làm Giám đốc được UBND tỉnh P cấp tiền mua giống cây trồng sản lượng cao hỗ trợ cho nông dân nhằm khắc phục thiên tai. Trong quá trình thực hiện ông ảnh đã chỉ đạo không đúng với chủ trương của UBND tỉnh như: ông Ảnh chỉ đạo cho Phạm Thành Chung cán bộ kỹ thuật thuộc Sở NNvà PTNT tỉnh P giao nhận sai so với hợp đồng mua bán giống cây trồng của Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông, lâm nghiệp H là không cân trọng lượng, không kiểm tra chất lượng, không khấu trừ lượng giống mía hư dẫn đến không đạt về chất lượng, không đủ về số lượng gây thiệt hại 410.070.173 đồng. Với những sai phạm trên ông Mai Minh Ảnh và Phạm Thành Chung đã bị khởi tố về tội "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng". Tại kết luận điều tra số 05/26/10/2004 của Cơ quan điều tra Công an tỉnh P đã đề nghị truy tố Mai Xuân Ảnh và Phạm Thành Chung tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Ngày 3/11/2005, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh P đã đình chỉ điều tra đối với hai bị can với lý do hậu quả đã được ngăn chặn.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 07/2007/HSST ngày 15/1/2007, Toà án nhân dân tỉnh P căn cứ khoản 2 Điều 107 BLTTHS tuyên bố các bị cáo Đinh Thị Tâm và Nguyễn Thị Oanh không phạm tội “Tham ô tài sản”. Căn cứ khoản 4 Điều 93 BLTTHS trả cho Đinh Thị Tâm và Nguyễn Thị Oanh mỗi người 500.000.000 đồng tại biên bản thu tiền số 04403 ngày 3/2/2005 của Phòng thi hành án dân sự tỉnh P, trả cho ông Vũ Nguyên Sang và ông Lê Anh Vũ mỗi người 15 triệu đồng, trả cho các ông Đào Văn Bằng 8.000.000 đồng và Chu Hoài Giang 4.000.000 đ, trả cho Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp H 28.419.000 đồng.

Ngày 25/1/2007, Viện kiểm sát tỉnh P đã có quyết định kháng nghị phúc thẩm số 44 đề nghị Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Năng huỷ bản án hình sự sơ thẩm nêu trên theo hướng tuyên các bị cáo Đinh Thị Tâm và Nguyễn Thị Oanh phạm tội "Tham ô tài sản" .

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 616/2007/HSPT ngày 05-7-2007, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Năng giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm đối với Đinh Thị Tâm và Nguyễn Thị Oanh.

Vụ án nêu trên được kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm sô 616/2007/HSPT ngày 05/7/2007 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Năng và bản án hình sự sơ thẩm số 07/2007/HSST ngày 15/01/2007 của Toà án nhân dân tỉnh P, để điều tra lại.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 18 ngày 24/11/2008, Hội đồng thẩm Toà án nhân dân tối cao đã quyết định tuyên huỷ bản án hình sự phúc thẩm sổ 616/2007/HSPT ngày 05/7/2007 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Năng và bản án hình sự sơ thẩm số 07/2007/HSST ngày 15/1/2007 của Toà án nhân dân tỉnh P; chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung.

II. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Đây là vụ án có nhiều bị can phạm tội, xẩy ra ở nhiều tỉnh và liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Vụ án xẩy ra từ năm 2000 kéo dài đến năm 2003 và đến năm 2007 mới đưa các bị cáo ra xét xử sơ thẩm.

1. Về điều tra.

Trong quá trình điều tra ban đầu, Đinh Thị Tâm và Nguyễn Thị Oanh đều khai rằng có sự chỉ đạo của ông Nguyễn Công Tụng nên đã nâng khống cước phí vận chuyển lấy tiền chếch lệch l.063.155.560đồng của Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp H để chia nhau. Tâm giữ tiền và chia cho 18 người (danh sách những người được chia tiền được Tâm và Oanh ghi trong sổ cá nhân, những quyển sổ này được người nhà của Tâm và Oanh giao nộp cho Cơ quan điều tra sau khi có Quyết định khởi tố bị can đối với Tâm và Oanh). Tuy nhiên, Cơ quan điều tra kết luận không có cơ sở để xác định ông Nguyễn Công Tụng chỉ đạo việc này (ông Tụng không thừa nhận, không có văn bản nào thể hiện ông Tụng chỉ đạo việc này). Những người mà Tâm và Oanh khai được chia tiền cũng không ai thừa nhận đã được chia số tiền này từ Tâm và Oanh. Riêng ông Đào Văn Bằng là Phó Giám đốc và ông Chu Hoài Giang là kế toán của công ty XNK H thừa nhận vào các dịp ngày tết, ngày lễ của năm 2001 và năm 2002 có được Tâm và Oanh đưa tiền (ông Bằng nhận 8.000.000đồng; ông Giang nhận 4.000.000đồng) nhưng các ông đều không biết số tiền này ở đâu. Như vậy, lời khai của Tâm và Oanh còn mâu thuẫn với lời khai của những người mà Tâm và Oanh đã đưa tiền cho họ, nhưng Cơ quan điều tra chưa đối chất để xác định rõ sự thật về những lời khai này là có thiếu sót, cần phải được điều tra bổ sung và đối chất để làm rõ đảm bảo tính khách quan trong vụ án.

2. Về chứng cứ kết tội:

Sau khi nhận Bản kết luận điều tra vụ án của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh P thì Tâm và Oanh đều thay đổi lời khai và cho rằng Tâm và Oanh không chiếm đoạt số tiền chếch lệch 1.063.155.560đồng, mà số tiền này các bị cáo sử dụng mua giống cây bán cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh P, hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh P còn nợ Xí nghiệp 669.000.000đồng; số tiền còn lại khoảng 570.000.000đồng Xí nghiệp đã nộp 6% nghĩa vụ về Công ty XNK H. Tuy nhiên, theo tài liệu điều tra bổ sung thì số tiền 669.000.000đồng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh P còn nợ Công ty XNK H ( có thể hiện trên sổ sách kế toán của Công ty XNK H). Vậy thực chất số tiền này là của Công ty XNK H hay là của Xí nghiệp nhưng được đứng tên của Công ty XNK H, vấn đề này cần được điều tra làm rõ. Mặt khác, tại phiên toà ông Đoàn Trung Tuyến (Trưởng phòng kế toán tài vụ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh P) khẳng định Sở Nông nghiệp và nông thôn tỉnh P không nợ Công ty XNK H 669.000.000đồng, không có hoá đơn số tiền nợ này và cũng không treo khoản nợ này vào bất cứ tài khoản nào; mâu thuẫn này cũng chưa được được các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ.

Về khoản tiền 570.000.000đồng, kế toán trưởng và kế toán tổng hợp của Công ty XNK H đều khai Xí nghiệp không nộp khoản tiền này cho Công ty và trong sổ sách kế toán của Công ty XNK H cũng không thể hiện Xí nghiệp nộp khoản tiền này. Tuy nhiên, vấn đề này cũng chưa được tiến hành kiểm tra cụ thể.

3. Về xét xử.

Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm căn cứ vào số tiền của khách hàng đã chuyển vào tài khoản của Công ty XNK H từ năm 2000 đến năm 2003 (53.070.618.560đồng) cao hơn số tiền Xí nghiệp đã ứng 950.028.493.080 đồng) để kết luận Công ty XNK H không bị thiệt hại. Xét thấy số tiền 53.070.618.560 đồng mà khách hàng đã chuyển trả vào tài khoản của Công ty XNK H là bao gồm của nhiều hợp đồng khác nhau, có những hợp đồng đã được thực hiện trước thời điểm Công ty XNK H ký với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh P. Khoản tiền chênh lệch 1.063.155.560 đồng của công ty XNK H đã thanh toán cho Xí nghiệp (được thể hiện trong sổ sách kế toán của Công ty XNK H). Song cơ quan điều tra cũng chưa bóc tách làm rõ trong 6 hợp đồng mà Công ty đã ký với Sỏ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh P để xác định thiệt hại cụ thể trong những hợp đồng này là bao nhiêu. Cần có ý kiến của Công ty XNK H về thiệt hại để xác định tư cách tham gia tố tụng của cơ quan này; mặt khác cũng cần làm rõ xem hành vi giúp sức của một số chủ doanh nghiệp tu nhân trong việc ký kết hợp đồng khống vận chuyển giống cây với Công ty Xuất nhập khẩu H .

Với sự phân tích nêu trên cho thấy nhiều tình tiết của vụ án chưa được điều tra đấy đủ và có những mâu thuẫn chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ trong việc chứng minh số tiền chếch lệch do nâng khống cước phí vận chuyển hiện do những ai chiếm hữu. Tại phiên toà phúc thẩm, đại diện Viện Thực hành công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm đề nghị Hội đồng xét xử huỷ toàn bộ bản án hình sự sơ thảm để điều tra lại vụ án, nhưng Toà án cấp phúc thẩm lại căn cứ vào những số liệu chưa được điều tra, xác minh đầy đủ để cho rằng công ty XNK H chưa bị thiệt hại và tuyên Đinh Thị Tâm và Nguyễn Thị Oanh không phạm tội "Tham ô tài sản" là chưa bảo đảm căn cứ.

Từ những căn cứ nêu trên cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm cũng như cấp phúc thẩm đã có những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, xét thấy cần rút kinh nghiệm để các Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu trao đổi, nhằm nâng cao hơn nữa công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự..

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

--------------------------------------

4- Vụ án Nguyễn Văn Út phạm tội "Tham ô tài sản"

Nguồn: Thông báo số 254/TB-VKSTC-V3 ngày 22 tháng 07 năm 2008

Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xét thấy cần rút kinh nghiệm một số vấn đề trong vụ án Nguyễn Văn Út phạm tội "Tham ô tài sản" nhằm nâng cao chất lượng công tác công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

I. Nội dung vụ án.

Khoảng hơn 7h10 ngày 14/5/2005 anh Hàn Văn Hùm, Trưởng Phòng hành chính tổ chức cửa Trung tâm y tế huyện C đến cơ quan làm việc thì phát hiện phòng kho quỹ của cơ quan do Nguyễn Văn Út quản lý không có khoá cửa (cửa được bố trí bằng 3 ổ khoá, móc vào 6 khoen sắt của 2 cánh cửa). Khi anh Hùm phát hiện thì ổ khoá thứ nhất và thứ hai tính từ nền gạch lên không còn, ổ khoá thứ ba thì trong trạng thái mở đang móc vào 2 cánh cửa, anh Hùm liền báo cho Nguyễn Văn Út biết và Út đã khẳng định vào chiều ngày 13/5/2005 sau khi hết giờ đã khoá cửa cẩn thận. Sau đó Út và anh Hùm đã báo cáo cho cơ quan biết và báo cho Cơ quan công an huyện C.

Căn cứ vào biên bản kiểm tra đối chiếu quỹ tiền mặt trên sổ sách của kế toán và thủ quỹ vào ngày 20/5/2005 và biên bản giải trình giữa các khoản thu và chi ngày 06/10/2005 trên cơ sở kiểm tra cụ thể cho thấy số tiền trên sổ sách còn tồn 112.015.004 đ, Út để lại trong hộc tủ số tiền 19.000.000đ. Như vậy, số tiền bị mất là 92.915.004 đ (bao gồm kinh phí của 10 người).

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 01/2007/HSST ngày 03/1/2007 của Toà án nhân dân tỉnh T:

- Áp dụng các điểm b, d khoản 2 Điều 278; khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Văn Út 8 năm tù về tội "Tham ô tài sản".

- Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự buộc bị cáo Nguyễn Văn Út phải bồi thường cho Trung tâm y tế huyện C, tỉnh T số tiền 92.915.004đ đã chiếm đoạt.

Ngày 11/1/2007 bị cáo Nguyễn Văn Út kháng cáo kêu oan.

Bản án hình sự phúc thẩm số 518/2007/HSPT ngày 19/4/2007 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên các quyết định của bản án hình sự sơ thẩm.

Sau khi xét xử phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Văn Út có nhiều đơn khiếu nại kêu oan.

Tại kháng nghị giám đốc thẩm số 26/HS-TK ngày 24/9/2007, Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 518/2007/HSP ngày 19/4/2007 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thám huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án hình sự sơ thẩm số 01/2007/HSST ngày 03/1/2007 của Toà án nhân dân tỉnh T để điều tra lại. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 0212008/HS - GĐT ngày 03/3/2008, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 518/2007/HSPT ngày 19/4/2007 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án hình sự sơ thẩm số 01/2007/HSST ngày 03/1/2007 để điều tra lại theo thủ tục chung.

II. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm.

Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm kết án Nguyễn Văn Út về tội "Tham ô tài sản" là chưa có căn cứ, bởi quá trình điều tra còn có nhiều vi phạm về thủ tục tố tụng chưa được điều tra và làm rõ như:

Cửa kho quỹ được khoá 3 ổ khoá, khi khám nghiệm hiện trường thu được 2 ổ khoá còn 1 ổ khoá đến ngày 30/11/2005 (hơn 6 tháng) mới phát hiện được. Như vậy cần phải làm rõ sau khi khám nghiệm hiện trường ban đầu đến khi kiểm tra kho lần thứ hai đã có ai vào trong kho không. Vì sao khi khám nghiệm hiện trường lần đầu, những người tham gia khám nghiệm không phát hiện được ổ khoá này mà đến 6 tháng sau Cơ quan điều tra yêu cầu ông Nguyễn Minh là Giám đốc trung tâm y tế huyện C mở kho quỹ để kiểm tra thì anh Nguyễn Văn Đèo cùng một số người khác và Điều tra viên kiểm tra kho quỹ đã phát hiện ổ khoá này nằm phía trong cuộn dây điện và ngay cửa kho (cách cửa ra vào kho quỹ 20cm phía bên phải).

Kho quỹ là một phòng riêng, chỉ một mình bị cáo Nguyễn Văn Út quản lý và sử dụng, khi phát hiện kho quỹ bị mở chỉ có một mình Nguyễn Văn Út vào kiểm tra, ngoài ra không có ai khác ở đây; Cơ quan điều tra không lấy dấu vân tay để xác định ai là người mở két sắt để chiếm đoạt tài sản. Đây là thiếu sót nghiêm trọng, do đó cần kiểm tra lại các vật chứng, xem có vật chứng nào còn lại mà liên quan đến vụ án để có thể giám định được vân tay.

Khi giám định két sắt, cơ quan giám định không kiểm tra các chữ số của khoá mã số ở vị trí nào trên két sắt để làm rõ, nếu mở két sắt bằng chìa khoá tay thì khi khoá lại có đóng, mở két sắt bình thường hay không và cũng không giám định dấu vết trầy xước trên cánh cửa của két sắt ngay ở khoá tay là không đầy đủ, cần phải được kiểm tra xem xét lại các dấu vết này.

Về 6 chìa khoá dự phòng cửa kho quỹ, Nguyễn Văn Út để trong tủ sắt tại phòng làm việc, trong phòng này ngoài Út còn hai người khác, nhưng ngay sau khi sự việc xảy ra không kiểm tra 6 chìa khoá này có còn ở tại vị trí cũ hay bị thất lạc cũng chưa được làm rõ mà đến ngày 21/5/2005 út mới nộp 6 chìa khoá này cho Cơ quan điều tra.

Việc cần thực nghiệm điều tra về việc mở 3 ổ khoá cửa kho để xem xét trong trường hợp người khác sử dụng các phương tiện không phải chính chìa khoá đó để mở thì có để lại dấu vết lạ hay không và cần thiết phải cho đối chất về việc giao nhận chìa khoá của két sắt giữa Nguyễn Văn Út và chị Nguyễn Thị Đành (là thủ quĩ trước đó) để xác định Út đã nhận 1 chìa khoá hay 2 chìa khoá cửa két sắt. Như vậy, trong quá trình tiến hành tố tụng giải quyết vụ án xét thấy quá trình điều tra, kiểm sát điều tra và xét xử có rất nhiều sai sót, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thứ nhất, về thu thập dấu vết, khám nghiệm hiện trường xác minh các lời khai, nhân chứng, người liên quan, chưa làm hết trách nhiệm của mình, bỏ lọt rất nhiều tình tiết quan trọng của vụ án như đã nêu ở phần trên. Nhất là khi khám nghiệm hiện trường, Cơ quan điều tra không lấy dấu vân tay để xác định ai là người mở két sắt lấy tiền, đây là thiếu sót nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án của điều tra viên. Tuy nhiên, những vấn đề thiếu sót nêu trên trách nhiệm thuộc Kiểm sát viên thực hành quyền công tố không yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành đúng các thủ tục tố tụng qui định trong Bộ luật tố tụng hình sự.

Mặt khác, quá trình kiểm sát xét xử ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm, Kiểm sát viên cũng không phát hiện được những thiếu sót vi phạm nghiêm trọng trên để đề nghị Hội đồng xét xử tuyên huỷ án để tiến hành điều tra lại nhằm giải quyết vụ án theo đúng qui định của pháp luật.

Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự thông báo để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu tham khảo nhằm khắc phục những thiếu sót và nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự./.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

----------------------------------------

5- Vụ án Lý Kông Sinh phạm các tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

Nguồn: Thông báo số 376/TB-VKSTC-V3 ngày 14 tháng 11 năm 2007

Vừa qua Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc vụ án Lý Kông Sinh phạm các tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" do Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm. Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần rút kinh nghiệm về việc giải quyết vụ án này nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự

I. Nội Dung Vụ án:

- Thực hiện chủ trương của Nhà nước về đăng ký, quản lý đất đai, ngày 8/8/2002, Dương Đức Phàng (lúc đó là chủ tịch UBND xã N) ký Quyết định thành lập Hội đồng đăng ký đất đai do Lý Kông Sinh (lúc đó là phó chủ tịch UBND xã N) làm chủ tịch Hội đồng cùng 8 cán bộ là trưởng các ngành của xã và 2 trưởng thôn làm thành viên.

Quá trình đăng ký đất đai, mặc dù có nhiều tài liệu hướng dẫn về việc kê khai, lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn nhưng với chức vụ là Phó chủ tịch UBND xã, kiêm Chủ tịch Hội đồng đăng ký đất đai của xã, Lý Kông Sinh đã trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn đối với các loại đất (như đất chiếm dụng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đất lâm nghiệp, đất ao, đất trồng lúa, đất trồng chè, đất được giao không đúng thẩm quyền, đất chuyển nhượng trái pháp luật) và đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng đối tượng cho 82 trường hợp. Kết quả cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn cho 24 trường hợp (loại 58 trường hợp). Đặc biệt, trong số 24 trường hợp này có có 6 trường hợp người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người thân thích của một số cán bộ địa ở phương như: Dương Đức Phàng (chủ tịch UBND xã) Lâm Minh Châu (cán bộ địa chính) và Bằng Quốc Lợi (cán bộ tư pháp xã) gây dư luận xấu trong nhân dân. Tổng diện tích đất mà 24 trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn không đúng quy định là 72.762m2, trong số này có 18 trường hợp là đất chiếm dụng của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đất lâm nghiệp, đất ao, đất trồng lúa, đất trồng chè, đất được giao không đúng thẩm quyền và đất chuyển nhượng trái pháp luật; 06 đối tượng còn lại là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng đối tượng.

Lợi dụng việc Công ty trách nhiệm DL Việt Nam đền bù giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng sân Gôn thuộc khu vực hồ DL, xã N, Đặng Quốc Hội là trưởng thôn Đ, xã N đã làm hồ sơ kê khai khống diện tích 1 .667,2 m2 đất lòng hồ DL (thuộc quyền quản lý của Công ty thuỷ nông ML) thành 16.672 m2 đất mang tên chủ sử dụng là Lục Văn Hùng (là em rể bên vợ của Hội). Sau khi làm hồ sơ xin đền bù, Hội nói cho Hùng biết và bảo Hùng khi nào được đền bù thì Hùng đi nhận tiền về chia nhau. Hồ sơ kê khai đền bù được phê duyệt, theo đó Lục Văn Hùng được đền bù số tiền 101.149.000đồng.

Vào các ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2004, Lục Văn Hùng đến UBND xã N để nhận tiền, nhưng bị Lâm Minh Châu (là cán bộ địa chính xã N) ngăn lại không cho lấy tiền. Hùng đã gặp Hội và nói lại cho Hội biết sự việc.

Chiều ngày 16 tháng 5 năm 2004, Hội chủ động gặp Lâm Minh Châu và Lý Kông Sinh để bàn bạc, thống nhất cho Hội nhận tiền về để chia nhau. Sinh và Châu đồng ý. Sau đó Hội tự viết giấy uỷ quyền với nội dung Lục Văn Hùng uỷ quyền cho Hội nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng rồi đưa cho Lý Kông Sinh xác nhận. Hội tự mình đi nhận số tiền đền bù là 101.149.000 đồng. Ngay sau khi Hội nhận được tiền, Châu đã lấy số tiền 1.149.000 đồng chi tiêu cá nhân và cầm 40.000.000 đồng đưa cho Nguyễn Văn Nguyên (là thủ quỹ) để nhập quỹ, còn 60.000.000 đồng chia cho Lý Kông Sinh 17.000.000 đồng; Lâm Minh Châu 18.500.000 đồng; Đặng Ngọc Vinh 6.000.000 đồng và Đặng Quốc Hội 18.500.000 đồng.

Số tiền 40.000.000 đồng Châu đưa, Nguyễn Văn Nguyên cầm đưa cho Lưu Văn Liệu (là kế toán kế toán ngân sách xã), nhưng Lừu nói tiền không rõ nguồn gốc thì không nhập quỹ được. Thấy vậy Nguyên tìm gặp Châu nói lại, sau đó cả hai quay lại phòng Lừu thì gặp Lừu và Lý Kông Sinh. Châu đặt vấn đề chia nhau số tiền này rồi Châu chủ động đưa cho Lưu, Sinh, Nguyên mỗi ngươi 10.000.000 đồng, Châu hưởng 10.000.000 đồng.

Như vậy, số tiền Lý Kông Sinh, Đặng Quốc Hội và đồng bọn chiếm đoạt được chia như sau:

Lý Kông Sinh 27.000.000 đồng; Lâm Minh Châu 29.649.000 đồng; Đặng Quốc Hội 18.500.000 đồng; Đặng Ngọc Vinh 6.000.000 đồng; Lưu Văn Lừu 10.000.000 đồng; Nguyễn Văn Nguyên 10.000.000 đồng.

Ngoài ra Đặng Quốc Hội còn kê khai gian dối 5.934,1 m2 để chiếm đoạt của Công ty TNHH DL Việt Nam 82.424.000 đồng, Lâm Minh châu 3 lần kê khai gian dối tổng diện tích đền bù 7.437m2 để chiếm đoạt của Công ty DL Việt Nam 47.670.000 đồng.

Quá trình điều tra các bị cáo nộp lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt để khắc phục hậu quả là 23 1 .243 .480 đồng trong đó Lý Kông Sinh nộp số tiền là 27.000.000đồng. Số tiền này cơ quan điều tra đã trả lại cho Công ty DL Việt Nam.

II. Quá trình giải quyết vụ án:

Cáo trạng số 133/KSĐT ngày 18/11/2005, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh V, truy tố Lý Kông Sinh về các tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo khoản 1 Điều 285 và điểm d, e khoản 2 Điều 1 39 BLHS.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 22/2006/HSST ngày 27/02/2006, Toà án nhân dân tỉnh V áp dụng khoản 1 Điều 285; các điểm d và e khoản 2 Điều 139; các điểm b, p và điểm s khoản 1 Điều 46; Điều 47; điểm a khoản 1 Điều 50; khoản 1 khoản 2 Điều 60 BLHS xử phạt Lý Kông Sinh 9 tháng tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", 21 tháng tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; buộc Lý Kông Sinh phải chấp hành hình phạt chung cho cả 2 tội là 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; thời gian thử thách là 5 năm. Tuyên bố trả tự do ngay tại phiên Toà cho Lý Kông Sinh, nếu bị cáo không bị tạm giam về một tội phạm khác.

Bản án sơ thẩm đối với lý Kông Sinh không bị kháng cáo, kháng nghị nên đã có hiệu lực pháp luật.

Tại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 06/2007/HS-TK ngày 23/3/2007, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự sơ thấm số 22/2006/HSST ngày 27/2/2006 của Toà án nhân dân tỉnh V đối với Lý Kông Sinh để điều tra lại với lý do: Toà án cấp sơ thẩm kết án Lý Kông Sinh về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" là không đúng tội danh mà hành vi phạm tội của Lý trong Sinh có dấu hiệu của tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng". Toà án cấp sơ thẩm áp dụng điểm s khoản 1 Điều 46 BLHS để giảm nhẹ hình phạt cho Sinh là không chính xác; việc Sinh nộp tiền chiếm đoạt chỉ được xem xét giảm nhẹ đối với tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", nhưng Toà án cấp sơ thẩm lại coi là tình tiết giảm nhẹ chung và chỉ xử phạt bị cáo 9 tháng tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và 21 tháng tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả 2 tội là 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo là không đúng pháp luật.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 16/2007/HS-GĐT ngày 15/6/2007, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã Huỷ bản án hình sự sơ thẩm nêu trên đối với Lý Kông Sinh để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.

III. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

1. Về xác định tội danh tội đối với hành vi phạm tội của Lý Kông Sinh:

Có thể nói sai lầm nghiêm trọng của Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án này là xác định tội danh của Lý Kông Sinh. Căn cứ vào tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì hành vi phạm tội của Lý Kông Sinh là phó chủ tịch xã kiêm Chủ tịch Hội đồng đăng ký đất đai của xã Ngọc Thanh, Lý Kông Sinh phải biết rõ những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn, về quỹ quỹ đất của xã cũng như tình trạng biến động đất đai tại địa phương. . . nhưng Sinh vẫn trình cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn cho 82 trường hợp không đủ điều kiện cấp. Kết quả cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 24 trường hợp (loại 58 trường hợp). Trong số các trường hợp được cấp giấy này thì hầu hết là đất chiếm dụng của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đất lâm nghiệp, đất ở, đất ao, đất trồng lúa, đất trồng chè, đất được giao không đúng thẩm quyền và đất chuyển nhượng trái pháp luật. Đặc biệt là 24 trường hợp này có 6 trường hợp là người thân thích của cán bộ tại địa phương, gây dư luận xấu trong nhân dân. . . Hành vi phạm tội của Lý Kông Sinh có dấu hiệu của tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" chứ không phải tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" như cáo trạng đã truy tố và Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử sơ thẩm đối với Sinh.

2. Về xác định hậu quả do hành vi phạm tội của Sinh gây ra:

Trong quá trình điều tra cơ quan điều tra không xác định làm rõ được tổng diện tích đất mà Lý Kông Sinh đã đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật là bao nhiêu? Hậu quả của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng mục đích như thế nào? Thiệt hại của Nhà nước do việc chuyển đổi đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất và các loại thuế là bao nhiêu . . . cũng như hậu quả phi vật chất do hành vi phạm tội của Sinh gây ra. . . Nhưng Kiểm sát viên cũng không phát hiện được để yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ là thiếu sót và không có cơ sở để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

3. Về xác định các tỉnh tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và đường lôi xử lý:

Lý Kông Sinh bị xét xử về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" số tiền là 27 triệu đồng và quá trình điều tra sinh đã nộp số tiền 27 triệu đồng này để khắc phục hậu quả. Do vậy, Lý Kông Sinh chỉ được xem xét giảm nhẹ đối với tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" chứ không được xem xét giảm nhẹ đối với tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Mặt khác, quá trình điều tra Lý Kông Sinh không thành khẩn khai báo nhận tội mà quanh co chối tội gây khó khăn cho hoạt động điều tra, chỉ đến khi ra phiên Toà thấy không thể chối tội được thì Sinh mới nhận tội. Nhưng Kiểm sát viên lại coi là tình tiết giảm nhẹ cho cả 2 tội và đề nghị xử phạt bị cáo từ 6 tháng đến 12 tháng tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"; từ 21 đến 24 tháng tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả 2 tội là 27 đến 36 tháng tù là quá nhẹ và cho hưởng án treo là không đúng pháp luật.

Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thông báo để Viện kiểm sát nhân dân các địa phương nghiên cứu, rút kinh nghiệm chung nhằm nâng cao chất lượng, nghiệp vụ công tác công tố và kiểm sát xét xử hình sự trong tình hình mới./.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

6 - Vụ án Lý Kông Dinh phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

Thực hiện chủ trương của Nhà nước về đăng ký, quản lý đất đai, ngày 08/8/2002, Dương Đức Phàng (lúc đó là Chủ tịch UBND xã N.) ký Quyết định thành lập Hội đồng đăng ký đất đai do Lý Kông Dinh (lúc đó là Phó chủ tịch UBND xã N.) làm Chủ tịch Hội đồng cùng 8 cán bộ là trưởng các ngành của xã và 21 trưởng thôn làm thành viên.

Quá trình đăng ký đất đai, mặc dù có nhiều tài liệu hướng dẫn về việc kê khai, lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn nhưng với chức vụ là Phó Chủ tịch UBND xã, kiêm Chủ tịch Hội đồng đăng ký đất đai của xã, Dinh đã trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn đối với các loại đất (như đất chiếm dụng của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đất lâm nghiệp, đất ao, đất trồng lúa, đất trồng chè, đất được giao không đúng thẩm quyền, đất chuyển nhượng trái pháp luật) và đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng đối tượng cho 82 trường hợp. Kết quả cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn cho 24 trường hợp (từ chối cấp giấy 58 trường hợp). Đặc biệt, trong số 24 trường hợp này có 6 trường hợp người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người thân thích của một số cán bộ địa phương như: Dương Đức Phàng (Chủ tịch UBND xã), Lâm Minh Châu (cán bộ địa chính) và bằng Quốc Lợi (cán bộ tư pháp xã), gây dư luận xấu trong nhân dân. Tổng diện tích đất mà 24 trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn không đúng quy định là 72762 m2, trong số này có 18 trường hợp là đất chiếm dụng của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đất lâm nghiệp, đất ao, đất trồng lúa, đất trồng chè, đất được giao không đúng thẩm quyền và đất chuyển nhượng trái pháp luật; 06 đối tượng còn lại là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng đối tượng.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 22/2006/HSST ngày 27/2/2005, TAND tỉnh V áp dụng khoản 1 Điều 285; các điểm d và e khoản 2 Điều 139; các điểm b, p và điểm s khoản 1 Điều 46; Điều 47; điểm a khoản 1 Điều 50; khoản 1, khoản 2 Điều 60 BLHS xử phạt Dinh 9 tháng tù về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", 21 tháng tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; buộc Dinh phải chấp hành hình phạt chung cho cả 2 tội là 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; thời gian thử thách là 5 năm. 

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 16/2007/HS-GĐT ngày 15/6/2007, Toà hình sự TANDTC quyết định hủy bản án hình sự sơ thẩm nêu trên đối với Dinh để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.

2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án.

Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thấy Lý Kông Dinh là Phó Chủ tịch UBND xã kiêm Chủ tịch hội đồng đăng ký đất đai xã N. Dinh phải biết rõ những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn, về quỹ đất của xã cũng như tình trạng biến động đất đai ở địa phương... nhưng Dinh vẫn trình cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn cho 82 trường hợp không đủ điều kiện cấp. Kết quả cơ quan có thẩm quyền đó cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 24 trường hợp (loại 58 trường hợp). Trong các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hầu hết là đất chiếm dụng của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đất lâm nghiệp, đất ở, đất ao, đất trồng lúa, đất trồng chè, đất được giao không đúng thẩm quyền và đất chuyển nhượng trái pháp luật. Hành vi của Dinh có dấu hiệu của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng chứ không phải tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như cáo trạng đã truy tố và TA cấp sơ thẩm đã xét xử đối với Dinh.

Quá trình điều tra các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định làm rõ tổng diện tích đất mà Dinh đã đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái phép là bao nhiêu? Hậu quả của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng mục đích như thế nào? thiệt hại của Nhà nước do việc chuyển đổi đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất và các loại thuế là bao nhiêu v.v... là thiếu sót và không có cơ sở để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Ngoài ra Dinh còn bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền là 27 triệu đồng. Quá trình điều tra bị cáo đã nộp số tiền chiếm đoạt để khắc phục hậu quả. Do vậy, Dinh chỉ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ (điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS) để giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng TA lại coi là tình tiết giảm nhẹ chung và chỉ xử phạt Dinh 9 tháng tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và 21 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo là không đúng.

Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập 2

VKSND tỉnh Khánh Hòa

Liên kết website

Thông kê truy cập