Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Về các tội phạm môi trường

1- Vụ án Lưu Văn Đông phạm tội "Hủy hoại rừng" Nguồn: Thông báo số 436/VPT3 ngày 24 tháng 05 năm 2006. Qua thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án Lưu Văn Đông phạm tội "Hủy hoại rừng", Viện Phúc thẩm 3 thấy cần trao đổi rút kinh nghiệm về quá trình kiểm sát điều tra - Truy tố - KSXX như sau:


I. Nội dung vụ án:

Theo cáo trạng và bản án sơ thẩm bị cáo Lưu Văn Đông có hành vi phạm tội như sau: Từ năm 1986 ông Lưu Tư (là cha của bị cáo Đông) khai phá 3000 m2 đất lâm nghiệp thuộc tiểu khu 156 khoảnh 304 lô A2, A3 thuộc phường 10, thành phố D để làm rẫy trồng cà phê, trà và hồng. Năm 1990 do sức khỏe yếu, ông Tư không canh tác nên Lưu Văn Đông vào làm và tiếp tục khai phá lấn chiếm đất rừng, đến năm 2002 lên đến 17.100 m2. Lưu Văn Đông đã thuê người chặt phá hết cây bụi tạp để lại những cây thông lớn, sau đó đào hố trồng trà, cà phê, hồng. Tháng 4/2002, do bà Đinh Thị Bích Thủy có giúp đỡ gia đình Đông giải quyết một số công việc, nên Đông viết giấy sang nhượng cho bà Thu 01 lô đất rừng mà Đông đã khai phá với diện tích 3156 m2 với giá 20.000.000 đồng (nhưng thực tế không lấy tiền). Sau đó còn sang nhượng cho 02 người khác là bà Phạm Thị Ngọc Thấy 2310 m2 giá 34.000.000 đồng, bà Đào Thị Xuân 3250 m2 giá 42.000.000 đồng.

Qua báo cáo của Ban quản lý rừng đặc dụng LY và biên bản xác định hiện trường bằng máy đo định vị, thì thực tế diện tích đất rừng mà Lưu Văn Đông đã phá là 17.100 m2, nhưng quá trình điều tra bị cáo không thành khẩn, chỉ công nhận đã khai phá rừng với diện tích 10.630 m2.

Tại án sơ thẩm số 126/20051HSST ngày 22/06/2005 của TAND tỉnh A đã quyết định: Tuyên bố bị cáo Lưu Văn Đông phạm tội "Hủy hoại rừng ".

Áp dụng điểm b khoản 3 điều l89; điểm g khoản 1, 2 điều 46, điều 47 BLHS.

Xử phạt bị cáo Lưu Văn Đông 05 (năm) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giam thi hành án.

Áp dụng điều 41 BLHS, điều 76 BLTTHS tịch thu 17.100 m2 đất tại khu vực A2, A3 khoản 304 tiểu khu 156 thuộc phường 10 thành phố Đ (do Lưu Văn Đông khai phá) giao cho ban quản lý rừng đặc dụng LY quản lý.

(Ngoài ra bản án còn tuyên án phí, quyền kháng cáo...) . Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Lưu Văn Đông kháng cáo kêu oan. Tại phiên toà phúc thẩm ngày 27 tháng 03 năm 2006

Viện kiểm sát đề nghị : Hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung.

- Bản án hình sự phúc thẩm số 323/2006/HSPT ngày 27 tháng 03 năm 2006 của Toà phúc thẩm - TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng điểm b khoản 2 điều 248 và khoản 1 điều 250 BLTTHS chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bị cáo Lưu Văn Đông, tuyên xử : Hủy bản án sơ thẩm để giao về cấp sơ thẩm điều tra xét xử lại theo thủ tục chung.

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và bản án phúc thẩm, chúng tôi thấy rằng sở dĩ bản án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm tuyên xử hủy án là do trong quá trình KSĐT, Truy tố và KSXX đã có thiếu sót là chưa yêu cầu cơ quan điếu tra thực hiện điều tra làm rõ tất cả những tình tiết và chứng cứ để chứng minh nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án.

II. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm.

Trong quá trình KSĐT-TT-KSXX có những thiếu sót, cụ thể là: Chưa điều tra làm rõ diện tích đất ông Lưu Tư khai phá là bao nhiêu ? Lưu Văn Đông tiếp tục quản lý và tiếp tục khai phá thêm là bao nhiêu? Vào thời gian nào? Chưa tiến hành giám định chữ ký của Lưu Văn Đông trên các văn bản mua bán (Vì trong quá trình điều tra bị cáo cũng đã khai là bị cáo không ký tên trên các văn tự chuyển nhượng và tại phiên Toà phúc thẩm bị cáo đều bác bỏ các chữ ký trong các văn bản mua bán này).

Chưa điều tra và xác minh có sự việc lập biên bản khi bị cáo Đông vi phạm không? Có thông báo trực tiếp cho bị cáo Lưu Văn Đông và gia đình bị cáo về thông báo giải toả, thu thời lại đất rừng của Chính quyền địa phương không? Để xác định lỗi của bị cáo, hay của chính quyền địa phương.

Chưa là phải xác minh làm rõ đất ông Lưu Tư và Lưu Văn Đông khai phá được chuyển thành "rừng đặc dụng " trong thời gian nào ? Mức độ hậu quả của hành vi phá rừng do bị cáo gây ra.

Trên đây là một số thiếu sót trong quá trình KSDT - Truy tố - KSXX, chúng tôi xin trao đổi cùng các đồng chí để rút kinh nghiệm chung, từ đó để nâng cao chất lượng công tác KSĐT - Truy tố và KSXX thuộc chức năng trách nhiệm của Ngành.

Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.

2 - Vụ án Triệu Văn Tùng bị xét xử về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

Khoảng 8h ngày 22/11/2004, Triệu Văn Tùng, Triệu Văn Lực, Hứa Đức Nghĩa và Hoàng Văn Tập gặp nhau tại quán nhà ông Hoà người cùng thôn. Trong lúc đang ngồi uống rượu Tùng nói có ý định tìm cây xẻ gỗ để làm nhà thì Lực, Nghĩa, Tập đều nhất trí. Khoảng 14h cùng ngày, Hùng, Tập, Nghĩa, Lực mang theo một chiếc cưa ngang, đi vào khu vực rừng cấm của Vườn quốc gia. Cả nhóm thấy một cây gỗ nghiến to, thẳng, có thể xẻ làm cột nhà nên đã quyết định chặt cây gỗ đó. Hùng, Lực, Nghĩa, Tập thay nhau cưa gỗ, khoảng 1 giờ sau thì cây đổ.

Sáng ngày 23/11/2004, cả 4 người lại mang theo 2 cưa xẻ, 1 cưa ngang, 5 đinh móc đến nơi cây gỗ nghiến đổ, chặt thêm 15 cây gỗ tạp để làm giàn xẻ gỗ. Đến sáng ngày 24/1/12004, khi Hùng, lực, Nghĩa đang tiếp tục xẻ gỗ thì bị Tổ tuần tra của Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia phát hiện bắt giữ quả tang. Khối lượng gỗ các bị cáo khai thác trái phép là 6,598 m3 gỗ nghiến, 0,36 m3 gỗ tạp, diện tích rừng bị thiệt hại do cây đổ là 200 m2.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 02/HSST ngày 01/3/2005, TAND huyện B., tỉnh K. áp dụng điểm a khoản 1 Điều 175; khoản 1 Điều 20; các điểm h, p khoản 1 Điều 46 (áp dụng thêm khoản 2 Điều 46 đối với Tập); điểm i khoản 1 Điều 48; 60 BLHS xử phạt Hùng 30 tháng tù, Lực 24 tháng tù, Nghĩa 24 tháng tù, Tập 18 tháng tù nhưng đều cho hưởng án treo về tội “vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 10/3/2005, Ban quản lý Vườn quốc gia kháng cáo đề nghị tăng hình phạt đối với các bị cáo.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 08/HSPT ngày 26/4/2005, TAND tỉnh k. áp dụng điểm a khoản 1 Điều 175; điểm h khoản 1 và khoản 2 (đối với Tập) Điều 46 BLHS xử phạt Hùng 24 tháng tù, Lực 18 tháng tù, Nghĩa 18 tháng tù, Lập 12 tháng tù đều về tội “vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.

Ngày 18/5/2006 Quyết định giám đốc thẩm của Toà hình sự TANDTC đã quyết định: Huỷ toàn bộ 2 bản án hình sự sơ thẩm và bản án hình sự phúc thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án

Hùng và các đồng phạm có hành vi khai thác gỗ tại khu rừng cấm thuộc Vườn quốc gia. Cây gỗ và số lượng gỗ mà Hùng và đồng phạm khai thác trái phép là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước giao cho Vườn quốc gia quản lý. Vì vậy, theo quy định tại Điều 52 BLHS, Vườn quốc gia là  nguyên đơn dân sự trong vụ án. TA cấp sơ thẩm và TA cấp phúc thẩm xác định Vườn quốc gia tham gia tố tụng với tư cách bị hại là không đúng quy định tại Điều 51 BLHS. Từ sai lầm này dẫn đến việc TA cấp phúc thẩm chấp nhận xét xử theo nội dung đơn kháng cáo đề nghị tăng hình phạt của Vườn quốc gia đối với các bị cáo là trái quy định tại Điều 231 BLHS; trong đó quy định: nguyên đơn dân sự có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

Vụ án được Hạt kiểm lâm tiến hành tố tụng, trong đó ông Nông Đình Khuờ Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia là người tiến hành tố tụng (khởi tố vụ án, khởi tố bị can) nhưng ông lại được Giám đốc Vườn quốc gia uỷ quyền tham gia tố tụng tại phiên toà phúc thẩm với tư cách là bị hại, nhưng Toà phúc thẩm vẫn chấp nhận là vi phạm thủ tục tố tụng.

  Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập 2

VKSND tỉnh Khánh Hòa

Liên kết website

Thông kê truy cập