Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

VÀI SUY NGHĨ VỀ TRƯỜNG HỢP ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN CỦA CÁ NHÂN LÀ NGƯỜI TỪ ĐỦ MƯỜI LĂM TUỔI ĐẾN CHƯA ĐỦ MƯỜI TÁM TUỔI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ

Theo quy định của pháp luật, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc cá nhân nhận ủy quyền của cá nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch nhân danh và vì lợi ích của cá nhân ủy quyền được xác định là đại diện theo ủy quyền-Đây là một trong hai hình thức đại diện được quy định tại chế định “đại diện" và được cụ thể hóa tại Chương IX- Bộ luật dân sự hiện hành.Việc ghi nhận này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho mọi cá nhân được thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụcủa mình theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, nghiên cứu các quy phạm được quy định tại Chương IX- Bộ luật dân sự, nhận thấy không phải trong mọi trường việc cá nhân ủy quyền cho người khác làm đại diện cho mình đều được pháp luật công nhận, ngược lại việc cá nhân ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải tuân thủ các điều kiện bắt buộc do pháp luật quy định, nhất là trong trường hợp chủ thể nhận đại diện theo ủy quyềnlà người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi.

Tại Khoản 3-Điều 138-BLDS quy định “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”. Đây được coi là căn cứ pháp lý nhằm xác định một cá nhân cụ thể nào đótrong độ tuổi từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có được làm đại diện theo ủy quyền hay không. Quy định này trước đây đã được pháp luật dân sự nước ta ghi nhận và cụ thể hóa tại Khoản 2- Điều 143 BLDS năm 2005, cho thấy trước khi BLDS 2015 được ban hành thì đối tượng là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã được pháp luật thừa nhận họ được quyền nhận đại diện theo ủy quyền của người khác để tham gia thực hiện một số giao dịch dân sự nhất định. Theo đó,đối với chủ thể nhận đại diện theo ủy quyền thuộc trường hợp là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổithì việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự củahọ phải tuân thủ các điều kiện nhất định-Đó là, ngoài việc đảm bảo các điều kiện bắt buộc để giao dịch dân sự họ tham gia có hiệu lực theo quy định tại Điều 117-BLDS thì việc nhận đại diện theo ủy quyền của cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổicũng phải đảm bảo điều kiện được quy định tại Khoản 3-Điều 138-BLDS, tức là giao dịch dân sự được cá nhân ủy quyền cho người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi xác lập, thực hiện không thuộc “trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.

Vậy, vấn đề đặt ra là đối với các giao dịch dân sự nào thì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không được nhận đại diện theo ủy quyền? Bởilẽ theo quy định của pháp luật,một cá nhân có thể tham gia xác lập, thực hiện rất nhiều loại giao dịch dân sự khác nhau.

Về vấn đề này, nghiên cứu quy định tại Khoản 4-Điều 21-BLDS “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý” cho thấy đối với các giao dịch liên quan đến nhà, đất, tài sản gắn liền với đất cũng như đối với các giao dịch dân sự liên quan đến các động sản bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật hoặc đối với các giao dịch dân sự pháp luật quy định phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của họmà lại chưa được sự đồng ý của người này thì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không được tự mình xác lập, thực hiện. Theo đó, việc nhận ủy quyền củangười từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi để thực hiện các giao dịch nêu trên cho người khác cũng không được pháp luật thừa nhận. Việc họ xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong trường hợp này bị coi là trái pháp luật, dẫn đến các giao dịch đó bị xác định là vô hiệu theo quy định tại Khoản 1-Điều 125-BLDS.Trong thực tiễn, việc cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nhận ủy quyền của người khác để xác lập, thực hiện đối với các giao dịch dân sự có tính chất giảnđơn hoặc có giá trị nhỏ, nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày như: các giao dịch phục vụ cho nhu cầu ăn, mặc, vui chơi, đi lại, học hành… Thực tế cũng cho thấy, mặc dù pháp luật quy địnhngười từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được nhận đại diện theo ủy quyền theo quy định tại Khoản 3-Điều 138-BLDS, song người có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự thường tự mình hoặc ủy quyền cho người đã thành niên thay mình thực hiện việc xác lập, thực hiện đối với các giao dịch dân sựquan trọng, có giá trị lớn hoặc tính chất phức tạp… mà không ủy quyền cho đối tượng là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổithực hiện,ngoài lý do nhằmhạn chế sự rủi ro trong quá trình thực hiệngiao dịch dân sự vì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi chưa có sự trưởng thành đầy đủ về nhận thức, sự phát triển toàn diện về tâm sinh lý cũng như họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn bởi sự không cho phép của pháp luật được quy định chính tại Khoản 3-Điều 138-BLDS khigiao dịch dân sự do họ thực hiện thay cho người ủy quyền thuộc “trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.

Đồng thời, nghiên cứu quy định tại Khoản 4-Điều 85-Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”nhận thấy có sự thống nhất với nhau về chủ thể giữa người đại diện theo ủy quyền trong dân sự với người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.Vậy, vấn đề đặt ra là trường hợp cá nhân đã ủy quyền cho người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổixác lập, thực hiện giao dịch dân sự cho mình tiếp tục ủy quyền cho người này làm đại diện trong tố tụng dân sự thì liệu việc ủy quyền này có được chấp nhận không?

Về vấn đề này hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng trong trường hợp này việc nhận ủy quyền của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổilà trái pháp luật, bởi việc tham gia tố tụng của cá nhân có liên quan đến năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự, trong khi pháp luật tố tụng quy định chỉ người từ đủ mười tám tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Quan điểm khác lại cho rằng họ được nhận đại diệntheo ủy quyền bởi đơn giản họ đã được cá nhân ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nên theo quy định tại Khoản 4-Điều 85-BLTTDS họ cũng là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự trong trường hợp cá nhân đã ủy quyền tiếp tục ủy quyền tham gia tố tụng cho họ khi có tranh chấp liên quan đến giao dịch mà họ đã nhận xác lập, thực hiện thay cho cá nhân đó.

Thực tiễn giải quyết án cho thấy đây là những quan điểm nảy sinh trong quá trình áp dụng pháp luật, xuất phát từ việc nhận thức pháp luật khác nhau về mặt lý luận. Dưới góc độ nghiên cứu, tác giả cho rằng việc cá nhân là đương sự trong vụ án dân sự ủy quyền cho người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi làm đại diện trong tố tụng dân sự là không đúng pháp luật, bởi lẽcăn cứ để xác định một cá nhân tham gia vào một quan hệ pháp luậttố tụng dân sự là cá nhân đó phải có đủ năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Nội dung này được  BLTTDS quy định tại Điều 69 về “năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự” của đương sự, trong đó năng lực pháp luật tố tụng dân sự được xác định“là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” và năng lực hành vi tố tụng dân sự được xác định“là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự”. Theo đó, tại Khoản 6-Điều 69-BLTTDS quy định “đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó… Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện”. Như vậy, pháp luật tố tụng đã xác định rõ đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, họ chỉ được tham gia tố tụng cho chính bản thân mình về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự trong trường hợp họ đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng chính tài sản riêng của họ. Đây là quy phạm cho phép xác định một người đượcvà không được thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự nhất định theo quy định của pháp luật nên có tính chất bắt buộc chung đối với các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đó. Vì thế, việc thực hiện quy định tạiKhoản 4-Điều 85-BLTTDS sẽ được đảm bảo khi tuân thủ quy định tại Điều 69-BLTTDS. Điều này có nghĩa rằng, cánhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi chỉ được tham gia tố tụng nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 69-BLTTDS./.

Ngọc Thuận

Liên kết website

Thông kê truy cập