Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

VKSND tỉnh Khánh Hòa: Một số biện pháp nhằm nâng cao tỉ lệ kháng nghị phúc thẩm đối với các vụ án dân sự- hôn nhân gia đình.

Nhằm thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả đối với Chỉ thị số 10/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính; trên cơ sở Hướng dẫn số 07/HD-VKSTC ngày 05/01/2017 của Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình VKSNDTC; Kế hoạch số 06/KH-VKS-VP ngày 04/01/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa; nhất là việc xác định nhiệm vụ đột phá của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự - hôn nhân và gia đình năm 2017 là nâng cao tỉ lệ kháng nghị phúc thẩm của VKSND cấp huyện, ngày 14/02/2017 Phòng 9 đã tham mưu Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản số 168/VKS-P9 yêu cầu Viện trưởng VKSND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc 06 biện pháp cụ thể trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự- hôn nhân và gia đình, như sau:

Thứ nhất: Lãnh đạo VKS cấp huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Kiểm sát viên trực tiếp tham gia phiên tòa, phiên họp phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ, việc dân sự- hôn nhân và gia đình; kịp thời phát hiện những vi phạm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự- hôn nhân và gia đình để báo cáo Lãnh đạo Viện thực hiện việc kiến nghị, kháng nghị. Đối với những vi phạm nghiêm trọng thì kiên quyết kháng nghị.

Thứ hai:  Nâng cao trách nhiệm của Lãnh đạo đơn vị trong việc duyệt đề xuất của Kiểm sát viên trước khi tham gia phiên tòa, phiên họp cũng như trong việc quyết định kháng nghị và kiên quyết bảo vệ kháng nghị.

Thứ ba:  Kiểm sát chặt chẽ đối với các bản án, quyết định của Tòa án cùng cấp.

Thứ tư:  Tăng cường quan hệ phối hợp giữa VKSND tỉnh với VKSND huyện trong công tác kháng nghị; VKSND cấp huyện chú trọng việc báo cáo VKSND tỉnh (Phòng 9) đối với các vụ, việc phức tạp trước khi KSV tham gia xét xử, đồng thời sau tham gia phiên tòa, phiên họp phải báo cáo ngay kết quả xét xử đối với các vụ, việc này cho VKSND tỉnh để có chỉ đạo kịp thời, nhất là đối với những vụ, việc trái quan điểm với Tòa án.

Thứ năm:  Tích cực yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan cung cấp, bổ sung chứng cứ, tài liệu để làm căn cứ xem xét kháng nghị.

Thứ sáu:  Viện kiểm sát cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm đối với Kiểm sát viên kiểm sát xét xử và Lãnh đạo đơn vị duyệt án có án bị hủy có trách nhiệm của Viện kiểm sát.

Bằng việc đưa ra các biện pháp mang tính cách đột phá như đã nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa đang hướng đến việc xây dựng một đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự từ cán bộ, Kiểm sát viên đến Lãnh đạo phụ trách có tinh thần trách nhiệm, có kiến thức và năng lực nghiệp vụ, qua đó thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10 CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự./.

Ngọc Thuận - Phòng 9 VKSND tỉnh Khánh Hòa

Liên kết website

Thông kê truy cập