Thực hiện quy chế về thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc kiểm tra và trả lời các vụ, việc báo chí nêu có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát được thể hiện trong các thông báo giao ban hàng tuần. Văn phòng tổng hợp thông báo kết quả giải quyết các vụ, việc báo nêu trong 6 tháng đầu năm 2012. Trang tin điện tử VKSTC trích đăng các bạn đọc tham khảo:
I. Kết quả giải quyết các vụ, việc còn tồn đọng của năm 2011
Theo
thông báo số 1034/VKSTC-VP ngày 11/4/2012 của VKSND tối cao thì số tin
báo chí nêu liên quan đến trách nhiệm giải quyết của ngành Kiểm sát còn
tồn đọng của năm 2011, nhưng các đơn vị chưa có báo cáo kết quả giải
quyết là 37/236 tin. Trong tháng 4 và tháng 5/2012 các đơn vị đã kiểm
tra xem xét và có công văn báo cáo, trả lời được 18/37 tin và còn 19 tin
chưa có báo cáo trả lời. Trong đó, có những tin báo chí đã đăng tải
nhiều lần, có ý kiến của đại biểu Quốc hội nhưng vẫn chưa được đơn vị có
trách nhiệm khẩn trương kiểm tra, báo cáo theo chỉ đạo của VKSND tối
cao.
II. Kết quả thực hiện chỉ đạo giải quyết về các vụ, việc báo nêu
Trong
6 tháng đầu năm, có 118 vụ, việc phải theo dõi và xử lý, giảm 07 vụ,
việc so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó: Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phải xử lý và các vụ nghiệp vụ thuộc
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm theo dõi đôn đốc việc xử
lý là 109 vụ, việc. Các vụ nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối
cao phải trực tiếp xem xét, xử lý là 09 vụ, việc.
Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các vụ
nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát tối cao đã có văn bản báo cáo kết quả kiểm
tra, xử lý gửi Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 60/118 vụ,
việc, đạt tỷ lệ 51%, tăng 03% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Các
đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo kết quả kiểm
tra, giải quyết là 03/09 vụ, việc (Vụ 10, Vụ 12, Báo Bảo vệ pháp luật).
Viện kiểm sát nhân dân các địa phương có văn bản báo cáo kết quả kiểm
tra, giải quyết là 57/109 vụ, việc; chưa có báo cáo kết quả giải quyết
52 vụ, việc. Cụ thể như sau:
1. Vụ
1 có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc Viện kiểm sát nhân dân các địa
phương báo cáo và giải quyết 24 vụ, việc, trong đó, đơn vị có trách
nhiệm trực tiếp giải quyết 01 vụ, việc và trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra
giải quyết 23 vụ, việc; đã đôn đốc, chỉ đạo và yêu cầu Viện kiểm sát
nhân dân các địa phương báo cáo kết quả giải quyết được 10 vụ, việc;
chưa có báo cáo và xem xét giải quyết 14 vụ, việc.
2.
Vụ 1A có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc Viện kiểm sát nhân dân các địa
phương báo cáo giải quyết là 46 vụ, việc; đã đôn đốc, yêu cầu Viện kiểm
sát nhân dân các địa phương báo cáo kết quả giải quyết được 23/46 vụ,
việc; chưa có báo cáo và xem xét giải quyết 23 vụ, việc.
3. Vụ
1B có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc Viện kiểm sát các địa phương báo
cáo và giải quyết 13 vụ, việc; trong đó, đơn vị có trách nhiệm giải
quyết 02 vụ, việc và có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, báo cáo về 11 vụ,
việc; đã đôn đốc, chỉ đạo và yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân các địa
phương báo cáo kết quả giải quyết được 07/13 vụ, việc; chưa có báo
cáo kết quả giải quyết 06 vụ, việc.
4.
Vụ 3 có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc Viện kiểm sát nhân dân các địa
phương báo cáo giải quyết 4 vụ, việc; đã đôn đốc, chỉ đạo và yêu cầu
Viện kiểm sát nhân dân các địa phương báo cáo kết quả giải quyết được
02/04 vụ, việc; chưa có báo cáo kết quả giải quyết 02 vụ, việc.
5. Vụ
5 có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc Viện kiemr sát nhân dân các địa
phương báo cáo giải quyết 5 vụ, việc; đã đôn đốc, chỉ đạo và yêu cầu
Viện kiểm sát nhân dân các địa phương báo cáo kết quả giải quyết được
03/05 vụ, việc; chưa có báo cáo kết quả giải quyết 02 vụ, việc.
6. Vụ
9 có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc báo cáo giải quyết của là 04 vụ,
việc; đã đôn đốc, chỉ đạo và báo cáo kết quả giải quyết 01/04 vụ, việc;
chưa có báo cáo kết quả giải quyết 03 vụ, việc.
7. Vụ
10 có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, báo cáo giải quyết của là 08 vụ,
việc; trong đó, đơn vị có trách nhiệm giải quyết 01 vụ, việc và trách
nhiệm đôn đốc, kiểm tra 07 vụ, việc; đã báo cáo giải quyết và chỉ đạo
Viện kiểm sát nhân dân các địa phương kiểm tra xem xét giải quyết 06/08
vụ, việc; chưa có báo cáo kết quả giải quyết 02 vụ, việc.
8. Cục
điều tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc yêu cầu Viện kiểm sát nhân
dân các địa phương báo cáo giải quyết của 03 vụ, việc; đã chỉ đạo kiểm
tra, xem xét 02/03 vụ, việc. Chưa có báo cáo kết quả giải quyết 01 vụ,
việc.
9. Vụ
12 có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc báo cáo giải quyết 06 vụ, việc;
trong đó có 04 vụ, việc liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của đơn vị
và 02 vụ, việc có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra; đã có báo cáo giải
quyết và chỉ đạo VKSND các địa phương kiểm tra xem xét giải quyết được
03/06 vụ, việc. Chưa có báo cáo kết quả giải quyết 03 vụ, việc.
10.Viện Phúc thẩm có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc báo cáo và giải quyết 01 vụ, việc; đã có báo cáo kết quả giải quyết.
11. Viện
Phúc thẩm 3 có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc báo cáo và giải quyết 03
vụ, việc; đã có báo cáo, trả lời 02/03 vụ, việc. Chưa có báo cáo kết quả
giải quyết 1 vụ, việc.
12.Báo Bảo vệ pháp luật có trách nhiệm giải quyết của là 01 vụ, việc; đã báo cáo kết quả giải quyết.
III. Nhận xét, đánh giá về việc chấp hành ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Sáu
tháng đầu năm 2012, Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổng
hợp, báo cáo và lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo phải
kiểm tra, xem xét, giải quyết và trả lời là 118 vụ, việc báo nêu liên
quan đến trách nhiệm của ngành Kiểm sát. Số vụ, việc liên quan đến trách
nhiệm theo dõi, xử lý của Vụ 1A vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 46/118 vụ,
việc chiếm 39%; trách nhiệm của Vụ 1 là 24/118 vụ, việc; Vụ 1B là 13/118
vụ, việc,... Nội dung liên quan đến trách nhiệm xử lý của 48/63 các
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong cả nước. Tập trung nhiều là các
thành phố lớn, như: Tp. Hồ Chí Minh 16 vụ, việc; Tp. Hà Nội 07 vụ,
viêc,...
Trong
tổng số 60 tin đã được các vụ nghiệp vụ và Viện kiểm sát nhân dân các
địa phương kiểm tra, xem xét báo cáo, trả lời về kết quả giải quyết thì
có 29 tin báo nêu đúng nên đã được kiểm tra, chỉ đạo giải quyết; có 20
tin đã được kiểm tra và kết luận báo nêu chưa đúng, chưa chính xác và có
11 tin được kiểm tra và xác định báo chí nêu có phần đúng nhưng cũng có
có phần chưa chính xác.
1. Những ưu điểm:
Nhìn
chung các Vụ nghiệp vụ và một số Viện kiểm sát nhân dân các địa phương
đã quan tâm thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân
tối cao về thực hiện kiểm tra, trả lời các thông tin liên quan đến trách
nhiệm của Ngành nên tỷ lệ trả lời, xử lý thông tin báo nêu có nhiều
tiến bộ, tỷ lệ các vụ, việc báo nêu, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có
chỉ đạo kiểm tra, xem xét giải quyết được báo cáo trả lời đạt tỷ lệ cao
hơn so với cùng kỳ của năm trước. Một số đơn vị làm tốt công tác này,
có báo cáo kết quả xử lý đúng thời hạn và kịp thời, là Viện kiểm sát
nhân dân các tỉnh Quảng Nam, Hà Giang, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Bắc Giang,
Bắc Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hậu Giang; Vụ 10, Vụ 12, Viện phúc
thẩm 3 Viện kiểm sát nhân dân tối cao,...
Có
những đơn vị qua kiểm tra tra thấy tin báo nêu là đúng đã kịp thời xử
lý, giải quyết nhanh nên được dư luận đồng tình, như Viện kiểm sát nhân
dân các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên, Đồng Nai, Nam Định, Hà Tĩnh,...
Một
số đơn vị sau khi kiểm tra thấy vụ, việc báo chí nêu không đúng đã kịp
thời có văn bản trả lời báo, đề nghị rút kinh nghiệm hoặc yêu cầu cải
chính như: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, Hòa Bình.
2. Về khuyết điểm:
Vẫn
còn một số đơn vị chưa thật sự quan tâm xem xét, đôn đốc báo cáo kết
quả xử lý kịp thời. Có vụ, việc báo nêu liên quan đến trách nhiệm của
đơn vị mình nhưng để lâu không có báo cáo kết quả giải quyết, như Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Nghệ An, Đồng Tháp, Gia Lai... Mặc dù
ở các Thông báo năm 2011, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đề nghị
Viện kiểm sát nhân dân các địa phương và các Vụ nghiệp vụ sau khi kiểm
tra các tin báo nêu, nếu thấy báo nêu sai, không đúng sự thật cần có
công văn yêu cầu Tổng biên tập báo phải cải chính để rút kinh nghiệm,
kịp thời yêu cầu các phóng viên, biên tập viên phải kiểm tra, thẩm định
chính xác thông tin trước khi đăng tin để không làm ảnh hưởng đến uy tín
của đơn vị, của Ngành nhưng việc này thực hiện còn rất yếu. Mặc dù đã
được Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đôn đốc, thông báo nhiều
lần nhưng vẫn còn 19 tin báo chí nêu của năm 2011 có liên quan đến trách
nhiệm giải quyết của các đơn vị trong Ngành chưa có báo cáo trả lời
theo quy định.
Một
số đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát cấp tỉnh
chỉ thực hiện gửi công văn, báo cáo trả lời cho lãnh đạo Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Vụ nghiệp vụ, nhưng lại không gửi về Phòng Tổng hợp
của Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nên việc theo dõi kết quả
xử lý, giải quyết và đánh giá ưu điểm, nhược điểm của việc thực hiện
nhiệm vụ này đối với các đơn vị gặp khó khăn.
Để
thực hiện tốt hơn công tác này, khi nhận được thông báo ý kiến chỉ đạo
của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao hàng tuần, lãnh đạo các đơn
vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần coi đây là một nhiệm vụ
thường xuyên, liên tục phải thực hiện theo quy chế đã có, quan tâm chỉ
đạo, kiểm tra, giao nhiệm vụ cụ thể cho các Kiểm sát viên, cán bộ được
phân công trực tiếp theo dõi địa bàn Viện kiểm sát nhân dân các địa
phương, yêu cầu báo cáo hoặc trực tiếp kiểm tra để xử lý và báo cáo kịp
thời, trong báo cáo cần nêu rõ quan điểm của đơn vị mình về vụ việc báo
nêu là đúng hay sai và biện pháp xử lý, giải quyết.
Đối
với 58 vụ, việc chưa được xem xét, giải quyết trong 6 tháng đầu năm
2012 và 19 vụ, việc còn tồn đọng của năm 2011, yêu cầu các đơn vị khẩn
trương kiểm tra, xử lý và báo cáo gửi về Văn phòng để tổng hợp, báo cáo
lãnh đạo Viện.
Trên
đây là kết quả giải quyết các tin bài đăng trên báo có liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ của Ngành trong 6 tháng đầu năm 2012. Văn phòng
thông báo để các đơn vị biết, các đơn vị có trách nhiệm phải kiểm tra,
xem xét giải quyết theo quy định./.
VKSND tỉnh Khánh Hòa