Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Những nhiệm vụ của Kiểm sát viên biệt phái

Tại Hội nghị tập huấn, triển khai công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với Kiểm sát viên biệt phái diễn ra ở Hà Nội, Viện trưởng VKSND cấp cao 1 Nguyễn Huy Tiến đã có bài tham luận về những nhiệm vụ của Kiểm sát viên biệt phái. Sau đây, Kiemsat.vn xin trân trọng giới thiệu nội dung trên tới các cán bộ, Kiểm sát viên và bạn đọc.

Theo kế hoạch số 30 ngày 10/3/2016 của VKSNDTC thì VKSND cấp cao chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo về nghiệp vụ, giải quyết đơn đối với người được biệt phái trong thời gian biệt phái. VKSND cấp tỉnh bố trí nơi làm việc cho Tổ công tác tại VKSND tỉnh, đảm bảo chế độ, kinh phí và các điều kiện vật chất khác cho cá nhân được biệt phái, quản lý về mặt hành chính đối với người được biệt phái và phối hợp với VKSND cấp cao chỉ đạo Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu, từ đó điều đầu tiên mà các Kiểm sát viên biệt phái cần phải lưu ý là: Trong thời gian biệt phái, Kiểm sát viên làm công tác nghiệp vụ với tư cách cán bộ của VKSND cấp cao, theo sự phân công, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra của Lãnh đạo VKSND cấp cao. Về nguyên tắc, trong thời gian này Kiểm sát viên biệt phái không được thực hiện các nhiệm vụ của VKSND tỉnh.


Cán bộ biệt phái có nhiệm vụ tham gia giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tồn đọng từ 01/6/2015 do các đơn vị nghiệp vụ VKSNDTC chuyển đến. Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên biệt phái tuân thủ các quy định về lề lối làm việc chung của VKSND cấp cao, được quy định tại Quy chế, tổ chức, hoạt động của VKSND cấp cao.


Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của VKSND cấp cao 1 trong thời gian biệt phái, quá trình giải quyết đơn, Kiểm sát viên biệt phái phải bám sát qui chế tổ chức hoạt động của VKSND cấp cao, đặc biệt nắm chắc danh mục B, C, D các vụ việc phải báo cáo và thẩm quyền ký văn bản giải quyết đơn; nắm vững mô hình quản lý của VKSND cấp cao 1 và thực hiện đầy đủ các quy trình giải quyết đơn theo hướng dẫn của đơn vị, cụ thể là:


Sau khi được bàn giao hồ sơ đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, Kiểm sát viên biệt phái dự thảo và trình Kiểm sát viên cao cấp phụ trách nhóm ký văn bản yêu cầu Tòa án cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án. Văn bản này được chuyển cho bộ phận rút hồ sơ thuộc phòng tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo – Văn phòng VKSND cấp cao 1 để phối hợp đôn đốc Tòa án chuyển hồ sơ. Kiểm sát viên biệt phái được ủy nhiệm trực tiếp nhận hồ sơ Tòa án giao. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên biệt phái nghiên cứu, lập hồ sơ theo qui định.


Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ chính, Kiểm sát viên biệt phái báo cáo với Kiểm sát viên cao cấp phụ trách nhóm bằng văn bản, đề xuất quan điểm giải quyết đơn. Kiểm sát viên cao cấp phải có ý kiến vào văn bản đề xuất đồng thời xin ý kiến Phó Viện trưởng phụ trách. Trường hợp nếu Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên cao cấp thống nhất không kháng nghị thì Kiểm sát viên Kiểm sát viên biệt phái thảo văn bản để Kiểm sát viên cao cấp trực tiếp ký (đối với đơn của công dân). Trường hợp có căn cứ kháng nghị thì Kiểm sát viên biệt phái xây dựng tờ trình, Kiểm sát viên cao cấp có ý kiến vào tờ trình, chuyển Phó Viện trưởng phụ trách xem xét. Nếu Phó Viện trưởng đồng ý kháng nghị thì Kiểm sát viên biệt phái xây dựng dự thảo kháng nghị, trình Kiểm sát viên cao cấp để Kiểm sát viên cao cấp trực tiếp báo cáo Viện trưởng VKSND cấp cao quyết định trước khi trình Phó Viện trưởng ký kháng nghị.


Nếu Phó Viện trưởng đồng quan điểm với Kiểm sát viên cao cấp và khác với quan điểm của Kiếm sát viên biệt phái thì Kiểm sát viên biệt phái chấp hành chỉ đạo, có trách nhiệm xây dựng dự thảo văn bản trả lời đơn hoặc tờ trình kháng nghị, trình cấp có thẩm quyền ký. Kiểm sát viên biệt phái được quyền bảo lưu quan điểm của mình trong hồ sơ giải quyết đơn. Nếu giữa Kiểm sát viên cao cấp với Phó Viện trưởng phụ trách có quan điểm khác nhau thì Phó Viện trưởng báo cáo Viện trưởng VKSND cấp cao 1 xem xét, quyết định.


Đối với đơn do Viện trưởng VKSND cấp cao 1 trực tiếp chỉ đạo (danh mục b quy chế tổ chức hoạt động của VKSND cấp cao), KSV biệt phái có trách nhiệm  nghiên cứu hồ sơ, đề xuất quan điểm giải quyết. Kiểm sát viên cao cấp có trách nhiệm báo cáo Phó Viện trưởng, Viện trưởng VKSND cấp cao theo quy định.


Trường hợp thấy cần xác minh thu thập tài liệu chứng cứ, cần tạm đình chỉ, tạm hoãn thi hành án thì Kiểm sát viên biệt phái đề xuất bằng văn bản để Kiểm sát viên cao cấp báo cáo lãnh đạo VKSND cấp cao 1 ra quyết định.


Đối với đơn do các cơ quan Trung ương chuyển đến thì Kiểm sát viên biệt phái được phân công làm ngay báo cáo tiến độ giải quyết đơn gửi Cơ quan chuyển đơn. Đối với các trường hợp, bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị hoặc trước đó đã có công văn trả lời đơn cho người khiếu nại thì làm báo cáo kết quả gửi cho cơ quan đã chuyển đơn viết. Đối với đơn mới thì tiến hành phân loại xử lý và nghiên cứu, giải quyết theo quy trình chung. Sau khi giải quyết thì làm báo cáo kết quả giải quyết đơn.


Bên cạnh đó, giữa Kiểm sát viên biệt phái và Kiểm sát viên cao cấp cần giữ mối liên hệ thường xuyên, trao đổi các thông tin liên quan, tạo sự phối hợp nhịp nhàng trong việc giải quyết đơn./.

Song Ngư

Liên kết website

Thông kê truy cập