Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ PHÒNG 7

Ngày 26/9/2024, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị trực tuyến chuyên đề: “Giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm được Hội đồng xét xử chấp nhận”, Phòng 7 thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trần Đình Hồng - Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa tại Hội nghị để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Trưởng các phòng 1, 7 tập trung tổ chức triển khai, thực hiện một số nội dung nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong thời gian tới như sau:

HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ PHÒNG 7
Đ/c Trần Đình Hồng - Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Khánh Hòa phát biểu khai mạc Hội nghị

1. Lãnh đạo Viện cần thận trọng, nghiêm túc, sâu sát trong chỉ đạo giải quyết và duyệt án; đặt ra những yêu cầu cụ thể, tỉ mỉ đối với Kiểm sát viên trong việc Báo cáo kết quả phiên toà, trong việc kiểm sát Biên bản phiên tòa và kiểm sát Bản án sau phiên tòa và đề xuất quan điểm của mình sau kiểm sát; chú trọng những vụ án có quan điểm khác nhau giữa Tòa  án và Viện kiểm sát; yêu cầu Kiểm sát viên sau khi tham gia phiên tòa, nếu phát hiện vi phạm của Tòa án, cần chủ động đề xuất quan điểm ngay với lãnh đạo Viện để xem xét, chỉ đạo kịp thời. Đối với những vụ án phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm thì Viện trưởng cần trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.

2. Tăng cường chỉ đạo, phối hợp giữa Viện kiếm sát hai cấp trong công tác Kháng nghị, đặc biệt là đối với những vụ án mà quan điểm giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau. Viện kiểm sát cấp huyện cần tranh thủ báo cáo, trao đổi ý kiến với Viện kiểm sát cấp tỉnh (Lãnh đạo Viện, lãnh đạo Phòng 7) trước khi ban hành Kháng nghị để đảm bảo việc Kháng nghị có căn cứ, được chấp nhận. Trường hợp Viện kiểm sát huyện, thị xã, thành phố thực hiện Kháng nghị phúc thẩm ngang cấp không báo cáo cấp tỉnh mà bị cấp phúc thẩm bác hoặc rút Kháng nghị thì xem xét trách nhiệm đối với Viện trưởng VKSND cấp huyện.

3. Viện kiểm sát kịp thời chủ trì tổ chức các cuộc họp liên Ngành để bàn biện pháp giải quyết các vụ án hình sự một cách hiệu quả, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết án hình sự. Đối với những vụ án phức tạp liên Ngành cấp dưới không thể tự giải quyết thì kịp thời báo cáo thỉnh thị liên Ngành Tư pháp cấp Tỉnh cho ý kiến để tránh tình trạng vụ án phức tạp bị Kháng nghị để xét xử phúc thẩm hoặc vụ án bị hủy nhiều lần nhưng cấp trên không nắm rõ quan điểm giải quyết của liên Ngành cấp dưới, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Đối với những trường hợp Bản án hình sự sơ thẩm bị hủy đều có Thông báo rút kinh nghiệm và Hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể, Viện kiểm sát cấp huyện chủ động tổ chức họp liên Ngành để tìm ra nguyên nhân dẫn đến hủy án thuộc trách nhiệm Cơ quan, cá nhân cụ thể từ đó thống nhất biện pháp giải quyết vụ án đúng pháp luật và rút kinh nghiệm chung.

4. Tăng cường công tác tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu chuyên môn nghiệp vụ của từng Kiểm sát viên làm công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử án hình sự thông qua các tài liệu, các Chuyên đề, Thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ và các phiên tòa rút kinh nghiệm. Coi đây là cẩm nang nghiệp vụ cho bản thân nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, nhận diện vi phạm trong quá trình tham gia xét xử và kiểm sát Bản án, Quyết định sơ thẩm.

5. Tăng cường nguồn lực cho công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử án hình sự, cần có sự lựa chọn đội ngũ Kiểm sát viên có trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm cao để bố trí thực hiện công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự.

Phòng 7 VKSND tỉnh Khánh Hòa

Liên kết website

Thông kê truy cập