Trong quá
trình nghiên cứu các Văn bản quy định pháp luật liên quan về hoạt động quản lý, thu, chi
tiền thi hành án và
thực tiễn kinh nghiệm công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính, tôi đã
đúc kết được “Một
số kỹ năng phát hiện vi phạm thường gặp trong công tác kiểm sát hoạt động quản
lý, thu, chi tiền thi hành án dân sự” dưới đây, để giúp cho Kiểm sát viên, Công chức định hướng
về có
một số nội dung khi trực tiếp kiểm sát hoạt
động quản lý, thu, chi tiền thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự,
nắm được cơ bản một số biện pháp, để nghiên cứu, đối chiếu, phân tích về tài liệu,
chứng từ, sổ sách liên quan trong lĩnh vực này, nhằm phát hiện được một số vi
phạm thường gặp, cụ
thể:
1/ Vi phạm về ghi không đúng nội dung
về
người nộp thay:
- Yêu cầu tài liệu để kiểm sát: cung cấp các Cuốn biên
lai sử dụng trong kỳ.
- Mục đích: Kiểm sát để phát hiện Biên lai nộp
tiền trong trường hợp người khác nộp thay. Về mục người nộp tiền, Chấp hành viên không ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ người nộp thay,
nộp thay cho ai.
- Căn cứ pháp luật: Khoản 1 Điều 15 Thông tư 01/2016/TT-BTC ngày
01/02/2016 của Bộ tư pháp, quy định: “Người
ghi biên lai phải ghi đầy đủ các thông tin trên biên lai, trường hợp nộp thay
phải ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ của người trực tiếp nộp tiền và ghi rõ nộp thay
cho ai, địa chỉ của người được nộp thay, số tiền tính đến đơn vị nhỏ nhất”.
Ví dụ 1: Qua kiểm tra thực
tế Sổ lĩnh và cấp Biên lai năm 2021, năm 2022 của Chi cục
THADS VN, nhận thấy: một số Biên lai không phải
đương sự nộp mà người khác nộp thay, nhưng nội dung ghi người nộp tiền lại
không ghi đầy đủ họ tên người nộp thay, địa chỉ người nộp thay cho ai. Cụ thể:
Biên lai thu số 1001 ngày 07/4/2021, nội dung người nộp là Lê Thanh Phi, nhưng
ký tên người nộp là bà Phạm Thị Kim Cúc (mẹ của Lê Thanh Phi), không ghi địa chỉ
của bà Cúc. Tương tự Biên lai thu số 1002 ngày 07/4/2021; Biên lai 1003 ngày
08/4/2021...
Ví dụ 2: Qua trực tiếp kiểm sát Cục thi hành án
dân sự tỉnh Khánh Hòa, nhận thấy Biên lai thu 4183 ngày 30/5/2022, nội
dung người nộp là Nguyễn Thị Mai Khôi, địa chỉ tại 69
Bến Chợ, Xương Huân, Nha Trang, nhưng ký tên người nộp
thay là Đoàn
Ngọc Đại, không ghi địa chỉ của ông Đại.
2/ Xác định không đúng người
thu tiền:
- Yêu cầu tài liệu để kiểm sát: Biên lai thu qua Lệnh
chuyển khoản, Biên lai chuyển từ tạm thu qua thu chính thức.
- Mục đích: Kiểm sát để phát hiện về phần người thu tiền, nếu do Chấp hành viên hoặc
Thư ký ký tên là
sai quy định, phải do Kế toán nghiệp vụ ký.
- Căn cứ pháp luật: Khoản 2, 3 và 4 Điều 15 Thông tư 01/2016/TT-BTC ngày
01/02/2016 của Bộ Tài chính, quy định Biên lai thu qua Lệnh chuyển khoản, Biên lai
chuyển từ tạm thu qua thu chính thức, thì người ký thu tiền là Kế
toán nghiệp vụ thi hành án.
Ví dụ 1: Qua trực tiếp kiểm sát
Chi cục THADS KV, nhận thấy Biên lai số 2003 ngày 03/12/2021 (mẫu C20) thu qua
Lệnh chuyển tiền nộp án phí của Trại giam Đắc Tân thu của phạm nhân số tiền 1.429.020 đồng. Thể hiện
người ký tên thu tiền là Thủ quỹ.
Ví dụ 2: Qua trực tiếp kiểm
sát Cục thi hành án dân sự tỉnh KH, nhận thấy tất cả các trường hợp Biên lai thu qua
chuyển khoản, Biên lai chuyển từ tạm thu qua thu chính thức, thì người
ký tên thu tiền đều do Chấp hành viên hoặc Thư ký. Cụ thể: Biên lai thu 4503 ngày 20/4/2022, nội
dung: Theo lệnh chuyển có số 31 ngày 15/4/2022; Biên
lai thu 4002 ngày 07/6/2021,
sung công, chuyển từ Biên lai tạm thu só 9843 ngày
28/4/2020.
3/ Vi phạm trong việc quản lý, cấp phát sử dụng Biên lai:
- Yêu cầu tài liệu để kiểm sát: cung cấp Sổ theo dõi việc quản lý,
cấp các
Cuốn biên lai trong kỳ.
- Mục đích: Kiểm sát để phát hiện việc ghi không đầy
đủ theo các nội dung của cột, mục.
- Căn cứ pháp luật: điểm a Khoản 2, điểm b Khoản 3 Điều 6 Quy trình in, phát hành, quản lý, sử dụng biên lai thu tiền thi hành án (ban
hành kèm theo
Quyết định 2030/QĐ-BTP ngày 30/9/2020 của Bộ Tư pháp), quy định: “Trước
khi lĩnh biên lai mới, người sử dụng phải báo cáo tình hình sử dụng biên lai
theo Mẫu B02 và nộp lại quyển biên lai (liên lưu) đã dùng hết cho cán bộ quản
lý biên lai, trước khi nộp lại phải kiểm tra đối chiếu giữa sổ kế toán và từng
số biên lai đã sử dụng; người sử dụng biên lai khi lĩnh biên lai phải kiểm đếm
từng số, từng quyển, từng loại không được đếm theo bó và phải ký nhận vào sổ
lĩnh và thanh toán biên lai (Mẫu số S02) … Sổ lĩnh và cấp biên lai (Mẫu số S02): dùng cho
Văn phòng Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự theo dõi tình hình nhận và sử
dụng biên lai của người trực tiếp sử dụng”.
Ví dụ: Qua trực tiếp kiểm sát
tại Chi cục THADS KV, đơn vị đã cấp phát 15 Cuốn biên lai, thu lại 04
Cuốn, nhưng tại 02 Sổ theo
dõi việc quản lý, cấp phát biên lai chỉ thể hiện 01 Cuốn, 14
cuốn còn lại thì không thể hiện đầy đủ số lượng và nội dung người nhận
biên lai, cấp cho ai, thu lại của ai.
4/ Vi phạm về Biên lai còn tẩy xóa, sửa chữa về nội
dung,
ngày, tháng, năm:
- Yêu cầu tài liệu để kiểm sát: cung cấp các Cuốn biên
lai sử dụng trong kỳ.
- Mục đích: Kiểm sát để phát hiện việc tẩy xóa, sửa chữa về nội
dung,
ngày, tháng, năm trong
Biên lai.
- Căn cứ pháp luật: điểm b Khoản 2 Điều 6 Quyết định 2030/QĐ-BTP
ngày 30/9/2020 của Bộ Tư pháp.
5/ Nộp các khoản thu ngân sách không đúng thời hạn:
- Yêu cầu tài liệu để kiểm sát: cung cấp Sổ quỹ tiền
mặt.
- Mục đích: Kiểm sát để phát hiện số tiền về các khoản
đã thu ngân sách chưa hoặc chậm nộp quá thời hạn ngày 05 của tháng sau liền kề.
- Căn cứ pháp luật: Khoản 4 Điều 19 Nghị quyết số 326/2016 ngày
30/12/2016 của Quốc Hội về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí, quy định: “Định kỳ hàng tháng, chậm nhất đến ngày 05 của
tháng sau, cơ quan thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án phải nộp 100% tiền
tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án thu được vào tài khoản tạm thu ngân sách
nhà nước tại Kho bạc Nhà nước”.
Ví dụ: Đối chiếu số tiền tại Quỹ tiền mặt tồn tại thời điểm
kiểm sát (Đối với Chi cục THADS NT), theo Bảng phân tích các khoản
tiền mặt tồn tại Quỹ đơn vị, nhận thấy: Số tiền mặt 32.594.837 đồng là số tiền tạm ứng
án phí đơn vị thu từ ngày 09/3/2023 đến ngày 31/3/2023. Tuy nhiên, tại thời điểm
kiểm sát (sau ngày 05/4/2023), thì số tiền
này vẫn đang tồn tại Quỹ tiền mặt là vi phạm quy
định trên.
6/ Vi phạm trong việc ghi Sổ quỹ tiền mặt của Thủ quỹ:
- Yêu cầu tài liệu để kiểm sát: cung cấp toàn bộ Sổ
liên quan.
- Mục đích: Kiểm sát để phát hiện việc Kế toán có sử
dụng đầy đủ theo các loại Sổ được quy định hay không hay sử dụng chung. Cuối ngày, giữa Kế toán và
Thủ quỹ đảm bảo thực hiện việc đối chiếu và khóa Sổ quỹ tiền mặt.
- Căn cứ pháp luật: các loại Sổ và hướng dẫn cách
ghi theo các Mẫu (sổ) được quy định tại Thông tư 78/2020/TT-BTC ngày 14/8/2020 của Bộ
tài chính. Về
hướng dẫn cách ghi Sổ theo Mẫu S04-THA “Sổ quỹ tiền mặt phải thực hiện khóa sổ vào cuối
mỗi ngày, sau khi khóa sổ phải thực hiện đối chiếu giữa sổ tiền mặt của kế toán
với sổ quỹ của thủ quỹ và tiền mặt có trong kết đảm bảo chính xác, khớp đúng”.
Ví dụ: Qua kiểm tra Sổ quỹ tiền mặt của Thủ quỹ Chi cục THADS NT, nhận
thấy: Sổ quỹ tiền mặt tất cả các khoản thu lập một sổ chung, mà không mở riêng từng Sổ đối với các khoản thu
khác nhau. Cuối ngày, giữa Kế toán và Thủ quỹ không thực hiện
việc đối chiếu và khóa Sổ, là chưa đảm bảo quy định trên.
7/ Vi phạm về không lập Bảng kê tiền mặt khi xuất quỹ
- Yêu cầu tài liệu để kiểm sát: cung cấp Chứng từ chi của Kế toán,
khi xuất quỹ tiền mặt để nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc, kèm
Bảng kê chi tiết.
- Mục đích: Kiểm sát để phát hiện việc lập Bảng kê chi
tiết đối với khoản tiền đã nộp.
- Căn cứ pháp luật: không thực hiện đúng Mẫu số C15-THA (Bảng
kê các khoản tiền mặt xuất quỹ) - Ban hành kèm theo Quyết định 2030/QĐ-BTP ngày
30/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về biểu mẫu, chứng từ.
Ví dụ: Qua kiểm tra chứng từ
chi của Kế toán Chi cục THDS NT, khi
xuất quỹ tiền mặt để nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc, hầu hết
không lập Bảng kê các khoản tiền mặt xuất quỹ là không thực hiện đúng Mẫu số
C15-THA - Ban hành kèm theo Quyết định 2030/QĐ-BTP ngày 30/9/2020 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp quy định về biểu mẫu, chứng
từ, cụ thể: Ngày 27/3/2023, đơn vị đã xuất quỹ để gửi khoản tiền 64.500.000 đồng vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc, nhưng
không lập Bảng kê theo quy định trên.
8/ Chậm hoặc chưa chi cho đương sự.
- Yêu cầu tài liệu để kiểm sát: cung cấp Tài khoản tạm thu hoàn trả
cho đương sự (Tài khoản 33111 – trả tiền, 33112 – trả tài sản).
- Mục đích: Kiểm sát để phát hiện các khoản tiền, tài
sản chưa chi trả cho người được thi hành án.
- Căn cứ pháp luật: vi phạm Khoản 5 Điều 47 Luật thi hành án dân sự, quy
định: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, tài
sản thi hành án, Chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán tiền, trả tài sản
thi hành án quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này”.
Ví dụ: Qua đối chiếu giữa
Báo cáo phân tích số dư tài khoản tiền tồn công dân
(Tài khoản 33121) của Chi cục THADS - VN, có số dư 139.158.712 đồng (Một trăm
ba mươi chín triệu một trăm năm mươi tám nghìn bảy trăm mười hai đồng), với
Danh sách hồ sơ thi hành án gửi tiết kiệm 126.848.595 đồng, nhận thấy có 03 trường hợp chưa chi trả cho đương sự, vi phạm quy định trên, cụ
thể:
- Hồ sơ thi hành Quyết
định thi hành án số 99 ngày 12/10/2016, về việc Bà
Nguyễn Thị Kim Yên phải trả cho bà Hồ Thị Phượng 159.562.500 đồng; Hồ sơ thể hiện
Phiếu thu số 1173 ngày 28/3/2022 với số
tiền 12.562.500 đồng, tại thời điểm kiểm sát ngày 15/4/2022 chưa chi.
- Hồ sơ Quyết định thi hành án số 173 ngày
29/10/2004, về việc ông Trần Văn Hổ phải trả 3.225.000 đồng
cho Hồ Thị Thanh Sương. Hồ sơ thể hiện kết
quả ông Hổ nộp tổng cộng 3.225.000 đồng (Ngày 15/12/2008 là 700.000 đồng;
Ngày 30/12/2008 là 1.000.000 đồng; Ngày 05/02/2009 là 1.525.000 đồng). Nhưng đến ngày 08/5/2018, Chấp hành viên mới có Thông báo 227 cho bà Sương đến
nhận tiền gửi bưu điện (Bưu
điện trả lại không có người nhận). Ngày 11/12/2019, bà
Sương có đơn đề nghị Cơ quan thi hành án dân sự chuyển khoản
và cung cấp số tài khoản 0751000002175 tên Hồ Thị Thanh
Sương – Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Phú Yên. Đến thời điểm kiểm sát, Chi
cục THADS đang gửi tiết kiệm không kỳ hạn số tiền trên tại Ngân hàng Sacombank
– Phòng giao dịch huyện Vạn Ninh theo Hợp đồng ngày 12/9/2018, mà chưa thực hiện thanh toán (chuyển khoản) cho bà
Sương.
- Hồ sơ thi hành Quyết
định số 266 ngày 24/02/2006 về việc ông Nguyễn Văn Trình và bà Vũ Thị Hiền phải
trả 8.963.194 đồng cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hoà
– Chi nhánh huyện Vạn Ninh. Nhận thấy từ
tháng 12/2007, số tiền
xử lý tài sản đảm bảo thi hành án sau khi trừ các chi
phí thi hành án và nghĩa vụ phải thi hành,
còn lại 10.534.804 đồng (số tiền
này đang được gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Ninh
Hoà – Phòng giao dịch huyện Vạn Ninh), Chấp hành viên không
Thông báo trả lại số tiền còn thừa nêu trên cho người phải thi
hành án (ông Trình, bà Hiền).
9/ Chưa thu phí thi hành án
- Yêu cầu tài liệu để kiểm sát: cung cấp Tài khoản tạm thu hoàn trả
cho đương sự (Tài khoản 33111 – trả tiền).
- Mục đích: Kiểm sát để phát hiện các khoản tiền tạm
thu phí thi hành án, do Chấp hành viên chưa đề xuất Thủ trưởng ra Quyết định thu
phí, để làm thủ tục kết chuyển sang thu tiền
phí thi hành án.
- Căn cứ pháp luật: vi phạm Khoản 1 Điều 5 Thông tư 216/2016/TT-BTC
ngày 10/11/2016, quy định: “Thủ trưởng tổ chức thu phí thi hành án dân
sự ra quyết định thu phí thi hành án dân sự. Đối với vụ việc phải thu phí thi
hành án dân sự nhiều lần thì mỗi lần thu phí, Thủ trưởng tổ chức thu phí ra một
quyết định thu phí thi hành án dân sự theo quy định”.
Ví dụ: Qua đối chiếu số dư tại Tài khoản chờ xử lý của Chi cục THADS NT về các hồ sơ của Chấp hành
viên còn treo tiền chưa xử lý, nhận
thấy có một số hồ sơ Chấp hành viên đã chi tiền cho đương sự và thực hiện tạm thu tiền phí thi
hành án, nhưng chưa báo cáo đề xuất Thủ trưởng ra Quyết định thu phí, để làm thủ tục kết chuyển
sang thu tiền phí thi hành án là vi phạm quy định trên.
Cụ thể: Hồ sơ thi hành Quyết định thi hành án số 301 ngày 24/02/2012, về việc
Bà Trương Thị Thanh Hương phải trả 170.000.000 đồng cho bà Phạm Thị Ngọc Hiền. Chấp hành viên đã thu
30.000.000 đồng và chi 29.100.000 đồng, tạm thu phí thi hành án 900.000 đồng từ
ngày 11/12/2013, đến nay Chấp hành viên
không thực hiện thủ tục theo quy định để chuyển sang thu
chính thức. Tương tự, Hồ sơ thi hành Quyết định thi hành án số 394 ngày 13/5/2011, có số tiền tạm thu phí là
300.000 đồng; Hồ sơ thi hành Quyết định thi hành án
số 669/QĐ-CCTHA ngày 28/9/2021, có số
tiền tạm thu phí là 300.000 đồng.
10/ Chưa xử lý kịp thời khoản tiền do Trại giam chuyển
đến thu của
phạm nhân (người phải thi hành án)
- Yêu cầu tài liệu để kiểm sát: cung cấp Tài khoản tạm thu hoàn trả
cho đương sự (Tài khoản 33111 – trả tiền).
- Mục đích: Kiểm sát để phát hiện các khoản tiền từ các Trại giam thu của Phạm nhân (là người phải thi hành án) tự nguyện
nộp tại Trại giam chuyển đến Cơ quan thi hành án dân sự đang tạm giữ, chưa xử lý, nhưng
không
ra Quyết định thi hành án, để giải quyết số tiền tạm giữ trên.
- Căn cứ pháp luật: vi phạm Điều 9 Thông tư liên tịch số
07/2013/TTLT/BTP-BCA-BTC ngày 06/02/2013, quy định: “Trong thời hạn 05 ngày
làm việc kể từ ngày thu tiền của phạm nhân là người phải thi hành án hoặc thân
nhân của họ tự nguyện nộp để thi hành án thì Trại giam thông báo việc thu tiền
kèm theo giấy tờ cho Cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án xét xử sơ thẩm để ra
quyết định thi hành án dân sự theo quy định. Căn cứ thông báo của Trại giam,
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo và các giấy tờ
liên quan, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án xét xử sơ thẩm phải
ra quyết định thi hành án dân sự, gửi quyết định đó và thông báo bằng văn bản
cho Trại giam biết số tài khoản, địa chỉ của cơ quan thi hành án dân sự”.
Ví dụ: Qua trực tiếp kiểm sát Tài khoản tạm thu hoàn trả
cho đương sự (Tài khoản 33111 – trả tiền) của Chi cục thi hành án dân sự NT, xác định Chi cục THADS NT đang tạm giữ, chưa
xử lý số tiền 72.893.471 đồng, từ
các Trại giam thu của Phạm nhân (là người phải thi hành
án) tự nguyện nộp tại Trại giam chuyển đến. Chi cục
không ra Quyết định thi hành án, để giải quyết số tiền tạm giữ trên, là vi phạm
điều luật đã viện dẫn trên.
11/ Về việc thông báo trả tiền cho đương sự và gửi tiết kiệm.
- Yêu cầu tài liệu để kiểm sát: cung cấp Báo cáo phân tích số dư tài
khoản tiền tồn công dân (Tài khoản 33121) và Danh sách hồ sơ thi hành án
gửi tiết kiệm.
- Mục đích: Kiểm sát, đối chiếu để phát hiện việc không thực hiện sung công
quỹ Nhà nước đối với khoản tiền đã thông báo mà đương sự không đến nhận.
- Căn cứ pháp luật: vi phạm Khoản 2 Điều 126 Luật thi hành án dân sự
(được sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2018 và 2022), quy định: “Sau khi có Quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ,
Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà
đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức
tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự…”.
Ví dụ: Qua kiểm sát Báo cáo phân tích số dư
tài khoản tiền tồn công dân (Tài khoản 33121) và Danh sách hồ sơ thi hành án
gửi tiết kiệm, xác
định hồ sơ thi hành Quyết định thi hành án số 255 ngày 26/4/2018 của Cục
thi hành án dân sự KH, về việc ông
Nguyễn Long Thành tặng cho cụ Nguyễn Ngọc Tiên số tiền 700.000.000 đồng. Ngày
27/4/2018, ông Thành nộp số tiền trên và Chấp hành viên ra Thông báo số 1016
ngày 14/6/2018 đến nhận tiền (chậm hơn 01 tháng), nhưng ông Tiên không đến nhận. Chấp hành viên đã gửi tiết kiệm có kỳ hạn 01 tháng từ
ngày 20/6/2018 đến nay, mà không gửi tiết kiệm không kỳ hạn, là vi phạm
điều luật đã viện dẫn trên.
12/ Chưa hoàn tiền tạm ứng chi phí cưỡng chế
- Yêu cầu tài liệu để kiểm sát: cung cấp Danh sách về
các khoản tiền
tạm ứng chi phí cưỡng chế kê biên chưa được hoàn trả.
- Mục đích: để kết hợp kiểm sát hồ sơ tương ứng, nhằm
phát hiện trường hợp đủ điều kiện hoàn trả ngay, nhưng Chấp hành viên không
thực hiện.
- Căn cứ pháp luật: vi phạm điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư
200/2016/BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về hoàn tạm ứng chi phí
cưỡng chế thi hành án, quy định: “Sau khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền của đối tượng
phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn
trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng chi cưỡng chế thi hành án trước đó cho Cơ
quan thi hành án dân sự”.
Ví dụ: Qua kiểm sát Danh sách về các khoản tiền tạm ứng chi phí cưỡng chế
kê biên chưa được hoàn trả của Cục thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa, xác
định được Hồ sơ thi hành Quyết định thi
hành án số 226 ngày 21/3/2008, về
việc ông Nguyễn Thành Lập phải
giao trả tài sản cho ông Mai Văn Sang. Ngày 24/10/2018, Chấp hành viên ứng chi phí
cưỡng chế với số tiền 15.000.000 đồng; Ngày 25/10/2018, cưỡng chế giao tài sản (hồ
sơ xong); ngày 15/12/2020, Chấp hành viên đã thu 21.000.000 đồng tiền
chi phí cưỡng chế của ông Lập, đã nhập quỹ tiền mặt chi phí cưỡng chế theo Phiếu thu số 112 ngày
15/12/2020, đến thời điểm kiểm sát (hơn 02 năm) Chấp hành viên vẫn chưa
thực hiện thủ tục hoàn 15.000.000 đồng tiền ứng chi phí cưỡng chế cho đơn vị.
Trên đây là một số kỹ năng trong việc kiểm sát hoạt động quản lý, thu, chi tiền thi hành án dân sự của Cơ quan thi hành án dân sự, tôi đã đúc kết trong thời gian qua, do thời gian có hạn, nên việc trình bày có thể còn thiếu sót hoặc chưa chi tiết. Trong thời gian đến trong Chuyên đề về nội dung nêu trên thực hiện vào Quý IV năm 2023, tôi sẽ bổ sung thêm một số kỹ năng trong lĩnh vực này, đề nghị các đồng chí quan tâm tiếp tục theo dõi.