Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Vướng mắc khi giải quyết việc xét kháng cáo quá hạn theo quy định của BLTTDS 2015

Kháng cáo quá hạn là một trong những nội dung quan trọng của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) được quy định tại Phần thứ ba về thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm.Tính chất quan trọng của kháng cáo quá hạn thể hiện ở việc Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét “lý do chính đáng” của việc nộp đơn kháng cáo quá thời hạn quy định của đương sự, từ đó ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Trên cơ sở chấp nhận việc kháng cáo quá hạn, nội dung kháng cáo mới được cấp phúc thẩm xem xét.

Theo quy định tại Khoản 3- Điều 275-BLTTDS 2015, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp để ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của đương sự. Việc chấp nhận hay không chấp nhận của Hội đồng phiên họp dưa trên “lý do chính đáng” của việc nộp đơn kháng cáo quá hạn mà đương sự đã trình bày. Trường hợp xét thấy lý do kháng cáo quá hạn của đương sự là “chính đáng” thì Hội đồng phiên họp xét kháng cáo quá hạn ra Quyết định chấp nhận việc kháng cáo quá hạn (theo Mẫu số 59-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao); trường hợp xét thấy lý do kháng cáo quá hạn của đương sự là không có căn cứ xác định là “chính đáng” thì Hội đồng phiên họp xét kháng cáo quá hạn ra Quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn (theo Mẫu số 60-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Đây là các quyết định tố tụngsẽ được Hội đồng phiên họp xét kháng cáo quá hạn ban hành khi thực hiện việc xét kháng cáo quá hạn.

Về mặt lý luận, sau khi Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý việc xét kháng cáo quá hạn của đương sự, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn có thẩm quyền ra một trong  hai loại quyết định tố tụng như đã nêu trên, dựa trên các căn cứ được quy định tại Khoản 1- Điều 6- Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 và Khoản 3-Điều 275-BLTTDS 2015 để xác định yếu tố “chính đáng” của việc nộp đơn kháng cáo quá hạn.  Ngoài hai loại văn bản tố tụng trên, sau khi thụ lý việc xét kháng cáo quá hạn thì Hội đồng phiên họp xét kháng cáo quá hạn không ra văn bản tố tụng nào khác khi thực hiện việc xét kháng cáo quá hạn, bởi Khoản 3- Điều 273- BLTTDS 2015 quy định “Căn cứ vào tài liệu,chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hay không chấp nhận trong quyết định…”.

Song, thực tế cho thấy sau khi có quyết định mở phiên họp xét kháng cáo quá hạn, người gửi đơn kháng cáo quá hạn có thể rút đơn kháng cáo quá hạn, không yêu cầu Hội đồng xét kháng cáo quá hạn xem xét lý do kháng cáo quá hạn nữa. Đây là quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự - một trong những quyền “tối thượng” của đương sự, bởi nó không chỉ là quyềncơ bản của đương sự trong tố tụng dân sự mà nó còn được cụ thể hóa thành một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Bộ luật tố tụng dân sự (Chương II). Vì vậy, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn phải tôn trọng quyết định rút đơn kháng cáo quá hạn của họ. Điều này đồng nghĩa với việc Hội đồng phiên họp xét kháng cáo quá hạn sẽ không xét đơn kháng cáo quá hạn của họ nữa nhưng vấn đề đặt ra là trong trường hợp này, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn sẽ ra loại văn bản nào? Văn bản“Quyết định đình chỉ giải quyết việc xét đơn yêu cầu”với cơ sở pháp lý làđiểm đ- Khoản 3- Điều 375- BLTTDS 2015“đ. Đình chỉ giải quyết việc xét đơn yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm nếu tại phiên họp tất cả người kháng cáo rút đơn kháng cáo…” hay văn bản hành chính thông thường dưới dạng thông báo việc người kháng cáo quá hạn rút đơn kháng cáo quá hạn với cở pháp lý là Khoản 4-Điều 284-BLTTDS 2015 “Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị…”?Trên thực tế, đã có trường hợp sau khi người kháng cáo quá hạn rút đơn kháng cáo quá hạn, Thẩm phán- Chủ trì phiên họp xét kháng cáo quá hạn đã ra “Thông báo về việc rút đơn kháng cáo quá hạn” và xem đó là văn bản có ý nghĩa chấm dứt việc xét kháng cáo quá hạn của đương sự. Điều này có căn cứ không?

Tác giả cho rằng, các văn bản nêu trên là những loại văn bảnđều có thể được áp dụng trong trường hợp người khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện do Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử ban hành, tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng đang tiến hành. Tuy nhiên, trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm đã ra Quyết định mở phiên họp xét kháng cáo quá hạn của người kháng cáo quá hạn nhưng người đã kháng cáo quá hạn rút đơn kháng cáo quá hạn thì Thẩm phán- Chủ trì phiên họp xét kháng cáo quá hạn cần căn cứ quy định tại điểm đ- Khoản 3- Điều 375- BLTTDS 2015 để ban hành “Quyết định đình chỉ giải quyết việc xét đơn yêu cầu”là phù hợp và có căn cứ, bởi đây là văn bản tố tụngcó nội dung “đình chỉ giải quyết việc xét đơn yêu cầu” nên phù hợp với loại việc dân sự, cũng như loại văn bản này mang ý nghĩa chấm dứt việc xét đơn yêu cầu của Tòa án cấp phúc thẩm đối với việc kháng cáo quá hạn của người kháng cáo quá hạn, còn  “Thông báo về việc rút đơn kháng cáo quá hạn” với cơ sở pháp lý là Điều 284-Khoản 4- BLTTDS 2015chỉ có ý nghĩa thông báo chocác đương sự biết về việc có việc rút kháng cáo và được áp dụng đối với vụ án dân sự.

Việc BLTTDS 2015 với quy định chưa đầy đủ tình huống phát sinh trong thực tiễn giải quyết vụ, việc dân sự khi người kháng cáo quá hạn rút đơn kháng cáo quá hạn cho thấy việc áp dụng quy định tại Điều 275 và Khoản 3-Điều 375 của Tòa án gặp nhiều lúng túngtrong việc ban hành văn bản khi thuộc trường hợp này. Đây là một trong những vướng mắc của Tòa án khi giải quyết việc xét kháng cáo quá hạn, bởi BLTTDS hiện hành không quy định Tòa án ra loại văn bản gì cũng như Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) không ban hành mẫu nào để áp dụng đối với trường hợp này.

Nhằm đảm bảo cho việc áp dụng các quy định của BLTTDS 2015 được cụ thể, thống nhất và quy cũ, thiết nghĩ các nhà nghiên cứu pháp luật về tố tụng dân sự cần xem xét, bổ sung trường hợp người kháng cáo quá hạn rút đơn kháng cáo quá hạn đối với Điều 275 hoặc Điều 375-BLTTDS 2015 cũng như bổ sung biểu mẫu dân sự cụ thể đối với trường hợp nêu trên./.

Đào Thị Ngọc Thuận - Phòng 9

Liên kết website

Thông kê truy cập