Trang thông tin tổng hợp Viện Kiểm Sát Khánh Hòa

tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Khánh Sơn

Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức để phát huy quyền làm chủ của công chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra giám sát các vấn đề theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việc thực hiện tốt quy định về dân chủ ở cơ sở cũng làm giảm tình trạng lợi dụng dân chủ vi phạm kỷ cương, vi phạm pháp luật; gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và chống tham nhũng, lãng phí tại cơ quan.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân huyện Khánh Sơn đã phối hợp với Chi bộ tiếp tục quán triệt, triển khai nghiêm các văn bản của Đảng, Nhà nước và quy định của Ngành về thực hiện dân chủ ở cơ sở, trọng tâm là Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Quy chế về thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở Viện kiểm sát nhân dân huyện Khánh Sơn được triển khai nghiêm túc qua một số hoạt động cụ thể như:

Đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu Chi bộ, cơ quan, trong thực hành dân chủ ở cơ sở; đi đầu, gương mẫu trong thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước, các quy định quản lý nội bộ; xây dựng tập thể đơn vị đoàn kết, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ; thường xuyên tự phê bình và phê bình, nêu cao trách nhiệm với công việc, giữ gìn uy tín, hình ảnh của người cán bộ Kiểm sát trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân; công khai dân chủ trong các hoạt động công tác, tạo điều kiện để công chức, người lao động tham gia ý kiến và thực hiện vai trò giám sát, kiểm tra; kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công chức và người lao động.

Việc thực hiện dân chủ đã gắn với giữ gìn kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, thực hiện nghiêm Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Kiểm sát. Qua đó, cơ quan đã chủ động phát hiện và khắc phục hạn chế, thiếu sót, không có trường hợp công chức, người lao động vi phạm phải xử lý, không có hành vi tiêu cực; đồng thời, tạo điều kiện để công chức, người lao động yên tâm thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; lấy kết quả việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả công tác và kết quả thi đua, khen thưởng hằng năm.  Giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của công chức, người lao động trong cơ quan.

Tiếp tục tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quản lý nội bộ có liên quan đến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, để đảm bảo thống nhất, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan; bảo đảm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở được thường xuyên, nghiêm túc, thực chất và hiệu quả.

Phối hợp với Chi bộ trong việc quán triệt, phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nước và của Ngành đến công chức, người lao động. Viện trưởng chủ trì, phối hợp với Công đoàn tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức và người lao động.

Tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các quy chế phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án, Hạt kiểm lâm, Chi cục Thi hành án dân sự trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Viện trưởng trực tiếp phụ trách khâu công tác tiếp công dân, kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, có biện pháp nâng cao chất lượng khâu công tác này. Thực hiện nghiêm chế độ giám sát của Hội đồng nhân dân huyện; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình chấp hành pháp luật tại địa phương, kết quả hoạt động công tác kiểm sát, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân hoặc khi có yêu cầu.

Thực hiện dân chủ trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp: Việc phân công cán bộ, Kiểm sát viên luôn phù hợp với năng lực sở trường và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo phát huy hết khả năng, sở trường của bản thân. Những vấn đề khó, phức tạp về chuyên môn đều được đưa ra tập thể lãnh đạo Viện thảo luận trước khi quyết định. Không để xảy ra oan, sai và bỏ lọt người phạm tội. Đảm bảo 100% các vụ án được giải quyết đúng thẩm quyền, đúng thời hạn và trình tự, thủ tục tố tụng theo luật định.

Về công tác tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản: Thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công; Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng. Thực hiện công khai tài chính; công khai tài sản.

Các biện pháp đã thực hiện bảo đảm cho công chức, người lao động thực hiện quyền dân chủ: Lấy ý kiến công chức, người lao động đối với kế hoạch công tác, kế hoạch thực hiện công tác thi đua khen thưởng; các nội quy, quy chế của cơ quan; việc sử dụng ngân sách, tài sản công và thực hiện công khai tại cuộc họp, hội nghị cán bộ, công chức, người lao động và niêm yết tại trụ sở cơ quan.

Chú trọng phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Thanh tra nhân dân để các tổ chức này vận động các thành viên của mình thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày càng được quan tâm; dân chủ ngày càng được mở rộng. Kết quả đó đã góp phần cùng  tập thể Viện kiểm sát nhân dân huyện Khánh Sơn hoàn thành tốt các chỉ tiêu của Ngành cấp trên được giữ vững. Toàn đơn vị không có cán bộ, công chức nào vi phạm phải xử lý lỷ luật, nội bộ cơ quan có sự đoàn kết, thống nhất cao, đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên có trách nhiệm, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình được phát huy. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác đấu tranh với các loại tội phạm, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

VKSND huyện Khánh Sơn

Liên kết website

Thông kê truy cập