Ảnh tại phiên tòa xét xử
Đây là vụ án dân sự sơ thẩm phức tạp, nhiều người tham gia tố tụng với tư cách tố tụng khác nhau (như nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự). Kiểm sát viên đã lựa chọn vụ án phù hợp với các tiêu chí của phiên tòa rút kinh nghiệm được quy định tại hướng dẫn số 32/HD-VKSTC ngày 30/11/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quá trình kiểm sát giải quyết vụ án, Kiểm sát viên đã nghiên cứu chặt chẽ hồ sơ, xây dựng báo cáo đường lối giải quyết vụ án, đề cương xét hỏi và dự thảo bài phát biểu đầy đủ. Kiểm sát viên thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ trọng tâm đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Ngành năm 2024 trong việc xây dựng báo cáo đường lối giải quyết án bằng sơ đồ tư duy, giúp hệ thống được toàn bộ các tài liệu, chứng cứ, nắm chắc nội dung vụ án, hỗ trợ hiệu quả trong hoạt động báo cáo án và đề xuất quan điểm giải quyết vụ án đến Lãnh đạo Viện.
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên tham gia xét hỏi làm rõ các nội dung trong vụ án. Trên cơ sở kết quả thu thập tài liệu, chứng cứ, căn cứ kết quả hỏi, tranh luận tại phiên tòa và căn cứ quan điểm, đường lối giải quyết vụ án của Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đã tuyên án phù hợp với quan điểm đề xuất của Viện kiểm sát.
Phiên tòa rút kinh nghiệm được xem là hình thức tự đào tạo hiệu quả, qua đó các công chức, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình đã học hỏi, nâng cao được trình độ, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, xử lý các tình huống tại phiên tòa, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ./.