Ngày 10/3/2011 toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Hoàng Ngọc Xương cùng đồng bọn phạm tội "Đánh bạc" do có kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử Hình sự - Viện kiểm sát nhân dân tối cao tập họp thông báo rút kinh nghiệm để nhằm nâng cao công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử trong toàn ngành.
1. Nội dung vụ án:
Khoảng 22 giờ ngày 17/02/2009, Công an huyện bắt quả tang Hoàng Ngọc Xương đang tham gia đánh bạc bằng hình thức chơi xóc đĩa cùng một số đối tượng khác tại nhà Nguyễn Thanh Thưởng thu giữ tại sới bạc 6.475.000 đồng và các dụng cụ đánh bạc gồm: 02 bộ bài tây 52 lá, 01 lá bài đục 04 lỗ tròn, 01 đĩa nhựa, 02 chén nhựa và 04 con vị.
2. Quá trình giải quyết vụ án:
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 125/2009/HSST ngày 29/12/2009, Toà án nhân dân huyện áp dụng Khoản 1 Điều 248; Điểm p, Khoản 1, Khoản 2 Điều 46 và Điều 60 Bộ luật Hình sự, xử phạt Hoàng Ngọc Xương 18 tháng tù về tội ""Đánh bạc" nhưng cho hưởng án treo.
Trong vụ án này còn có Nguyễn Thanh Thưởng, Nguyễn Tiến Bình, Trương Ngọc Thành cũng đều bị xét xử về tội “Đánh bạc" nhưng không có kháng cáo, kháng nghị nên bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
Tại kháng nghị phúc thẩm số 09/KSXX-HS ngày 28/01/2010. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm số l25/2009/HSST ngày 29/12/2009 của Toà án nhân dân huyện về phần quyết định hình phạt đối với Hoàng Ngọc Xương theo hướng không cho bị cáo Xương được hưởng án treo.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 34/2010/HSPT ngày 26/3/2010. Toà án nhân dân tỉnh giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số 125/2009/HSST ngày 29/12/2009 của Toà án nhân dân huyện.
Tại kháng nghị giám đốc thẩm số 27/QĐ-VKSTC-V3 ngày 28/10/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 34/2010/HSPT ngày 26/3/2010 của Toà án nhân dân tỉnh và đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án hình sự sơ thẩm số 125/2009/HSST ngày 29/12/2009 của Toà án nhân dân huyện về phần hình phạt đối với Hoàng Ngọc Xương để xét xử sơ thẩm lại theo hướng không cho bị cáo Xương được hưởng án treo.
Tại quyết định giám đốc thẩm số 05/201l/HS-GĐT ngày 10/3/2011 của Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 34/2010/HSPT ngày 26/3/2011 của Toà án nhân dân tỉnh về phần quyết định hình phạt đối với Hoàng Ngọc Xương để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Bị cáo Hoàng Ngọc Xương là đối tượng có nhân thân xấu, vào năm 1994 và năm 2002 Xương đã bị Toà án các cấp kết án về tội “Đánh bạc" . Tiếp sau đó trong một thời gian ngắn cụ thể là ngày 04/7/2008 bị Công an huyện bắt quả tang đã khởi tố về tội “Đánh bạc” và """Tổ chức đánh bạc" . Trong lúc tại ngoại chờ xử lý thì đến ngày 1/02/2009 Hoàng Ngọc Xương lại bị Công an huyện bắt quả tang và khởi tố về tội “Đánh bạc”. Đến ngày 14/7/2009 Toà án nhân dân huyện đã mở phiên toà xét xử sơ thấm vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra ngày 4/7/2008, xử phạt Hoàng Ngọc Xương 02 năm tù về tội "Đánh bạc” và phạt 1.000.000 đồng về tội “Tổ chức đánh bạc".
Ngày 29/12/2009 Toà án nhân dân huyện lại xét xử sơ thẩm vụ án đánh bạc xảy ra ngày 17/02/2009 xử phạt Hoàng Ngọc Xương 1 tháng tù về tội "Đánh bạc" nhưng cho hưởng án treo là đánh giá không đúng tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo Xương thực hiện là vi phạm nghiêm trọng việc áp dụng các quy định của pháp luật về chế định án treo của Bộ luật Hình sự, thiếu tác dụng giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Đến phiên toà phúc thẩm, mặc dù Toà án phúc thẩm đã nhận định "Tòa án cấp sơ thẩm cho bị cáo hưởng án treo là không nghiêm" nhưng lại không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh mà giữ nguyên quyết định của bản án hình sự sơ thẩm không buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt tù là không đúng.
Ngoài ra lý lịch bị cáo Hoàng Ngọc Xương còn có tên gọi khác là Sướng nhưng Toà án cấp phúc thẩm và sơ thẩm lại xác định bị cáo có tên gọi khác và Xoảng và Xoang là chưa thống nhất. Về thời gian tạm giam của Hoàng Ngọc Xương, Toà án cấp phúc thẩm xác định trong vụ án này Xương bị tạm giam từ ngày 18/02/2009 đến 12/8/2009 là kjhng đúng vì thời gian tạm giam này là của vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra ngày 4/7/2008. Do vậy cần phải được thẩm tra xem xét lại cho chính xác.
Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án, đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên toà đã đề nghị Hội đồng xét xử không cho bị cáo hưởng án treo nhưng không được chấp nhận. Sau phiên toà Kiểm sát viên đã kịp thời phát hiện vi phạm của Toà án cấp phúc thẩm và báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân tỉnh để đề nghị lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Đây là việc làm tốt của Kiểm sát viên cấp phúc thẩm do nghiên cứu kỹ hồ sơ, thực hiện đúng quy chế về công tác kiểm sát xét xử hình sự. Cần được phát huy nhân rộng để công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong ngành kiểm sát ngày một tốt hơn.
Qua xét xử giám đốc vụ án trên, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thông báo rút kinh nghiệm để các Viện kiểm sát địa phương cùng nghiên cứu phát huy nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
-------------------------------------------
2- Vụ án Lê Bá Nghĩa và Hoàng Thế Mạnh bị kết án về các tội "Tổ chức đánh bạc, gá bạc và đánh bạc".
Nguồn: Thông báo số 108/TB-VKSTC-V3 ngày 23/5/2011
Ngày 10/3/2011, Tòa hình sự - Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án hình sự có các bị cáo Lê Bá Nghĩa và Hoàng Thế Mạnh đều bị Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết án về các tội "Tổ chức đánh bạc, gá bạc và đánh bạc". Thông qua vụ án này, Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử Hình sự thấy cần rút kinh nghiệm về việc kết án các bị cáo về tội “Tổ chức đánh bạc” và tội “Gá bạc” nhằm bảo đảm cho việc truy tố và xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.
1. Nội dung vụ án:
Vào khoảng 13 giờ 30 phút ngày 23/5/2008, Lê Bá Nghĩa đang ở nhà thì Hoàng Thế Mạnh, Bùi Duy Lân, Nguyễn Thị Hòa, Trần Thị Hạnh và một số người nữa đến nhà Nghĩa; biết mọi người đến để đánh bạc nên Nghĩa lấy điện thoại di động gọi cho Hoàng Phúc Sôi và nói "lên nhà tao ngay đi". Sôi hiểu Nghĩa gọi lên nhà Nghĩa để xóc cái cho mọi người đánh bạc nên Sôi đi lên nhà Nghĩa. Đến nhà Nghĩa, Sôi xuống bếp thấy có khoảng 10 người đang ngồi ở bếp Sôi liền lấy một que nứa đưa cho Nghĩa để cắt quân. Nghĩa cầm que nứa dùng dao chặt 04 mảnh bằng nhau rồi lấy bút lông tô màu thành một mặt đen, một mặt trắng rồi lấy 01 bát men, 01 đĩa men đưa cho Sôi. Sau đó, tất cả mọi người cùng đi ra ngồi ở trên một tấm bạt được trải 02 chăn nhung màu đỏ lên bên trên do Nghĩa trải trước để đánh bạc. Trước khi đánh bạc, Nghĩa bảo Lân khoá cửa nhà chính lại, nếu có ai vào hoặc ra Nghĩa bảo thì Lân mới được mở cửa. Lân đồng ý và ra khóa cửa lại. Trong khi mọi người đánh bạc, Lân có mở cửa 02- 03 lần, nhưng không nhớ rõ đã cho ai ra, ai vào. Đến khoảng 14 giờ thì tất cả bắt đầu đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa, khi đánh bạc mọi người ngồi thành hai hàng, còn Sôi ngồi ở giữa xóc cái. Ban đầu chỉ có khoảng 10 người tham gia đánh bạc, sau đó có thêm nhiều người vào cùng tham gia đánh bạc. Trong khi đánh bạc Nghĩa bảo Mạnh thu tiền hồ của những người tham gia đánh bạc. Mạnh thu được 1.000.000 đồng cho vào một cái hộp bằng bìa các tông cạnh đó rồi tiếp tục đi lấy tiền của người thua trả cho người thắng sau mỗi ván và tham gia đánh bạc. Đến khoảng 14 giờ 20 phút cùng ngày khi Sôi đang xóc cái cho Lê Bá Nghĩa, Hoàng Thế Mạnh, Bàn Văn Vịnh, Lường Thị Hình, Hứa Văn Thắng, Vũ Thị Tươi, Lê Thị Thuỷ, Hoàng Thị Thuyết, Nguyễn Thị Hoà, Nguyễn Thị Hảo, Hoa Thị Hường, Vũ Thị Huyền, Trần Thị Hạnh, Dương Văn Đàm, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Nguyên, Nguyễn Thị Tâm tham gia đánh bạc thì bị Tổ công tác Công an tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Công an huyện Chợ Đồn phát hiện bắt quả tang. Tang vật thu tại chiếu bạc gồm 37.100.000 đồng, 01 bát men, 01 đĩa men đã vỡ, 04 quân làm bằng que nứa một mặt đen, một mặt trắng, 02 chăn nhung, 01 bạt dứa, 02 bìa cát tông có ghi các chữ số và một số tài sản khác. Tổ công tác đã lập biên bản quả tang, tạm giữ toàn bộ tang vật và các đối tượng để xử lý.
Hình thức đánh bạc là các bị cáo lấy một đĩa men, sau đó cho 04 quân bài làm bằng que nứa có một mặt trắng, một mặt đen vào rồi lấy một bát men đậy lên, khi người xóc cái xóc xong thì những người chơi bắt đầu đặt cược tiền. Bên phải người xóc cái là chẵn, bên trái là lẻ; khi người chơi đặt cược xong thì người cầm cái mở bát, nếu thấy 04 quân trắng, 04 quân đen hoặc 02 quân trắng, 02 quân đen thì là chẵn, còn 01 quân trắng, 03 quân đen hoặc 03 quân trắng, 01 quân đen là lẻ. Số tiền đánh từng ván do hai bên tự thỏa thuận với nhau, nhưng từ 50.000 đồng trở lên và số tiền người chơi đặt đúng cửa thắng được trả tương ứng với số tiền đã đặt cược.
Ngoài ra Lê Bá Nghĩa và Hoàng Thế Mạnh còn tham gia đánh bạc.
2. Qúa trình giải quyết vụ án:
Tại Cáo trạng số 27/KSĐT-TA ngày 28/5/2009 Viện kiểm sát nhân dân huyện C, tỉnh B truy tố Lê Bá Nghĩa và Hoàng Thế Mạnh về tội “Đánh bạc” theo Điểm b Khoản 2 Điều 248 Bộ luật Hình sự, tội “Tổ chức đánh bạc” và tội “Gá bạc” theo Khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình sự.
(Ngoài ra còn truy tố 15 người về tội “Đánh bạc” và 02 người về tội “Tổ chức đánh bạc”).
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 27/2009/HSST ngày 21, 22/712009, Toà án nhân dân huyện C, tỉnh B quyết định:
- Áp dụng Điểm b Khoản 2 Điều 248; Khoản 1 Điều 249; Điểm p Khoản 1, Khoản 2 Điều 46; Điểm g Khoản 1 Điều 48; Khoản 1 Điều 50; Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự xử phạt Lê Bá Nghĩa 24 tháng tù về tội “Đánh bạc”, 15 tháng tù về tội “Tổ chức đánh bạc”, 12 tháng tù về tội “Gá bạc”; tổng hợp hình phạt buộc Lê Bá Nghĩa phải chấp hành hình phạt chung cho cả 03 tội là 04 năm 03 tháng tù. Tổng hợp với 12 tháng tù của bản án số 2812009/HSPT ngày 18/6/2009 của Toà án nhân dân tỉnh B, buộc Lê Bá Nghĩa phải chấp hành hình phạt chung cho cả 02 bản án là 05 năm 03 tháng tù.
- Áp dụng Điểm b Khoản 2 Điều 248; Khoản 1 Điều 249; Điểm p Khoản 1 Điều 46; Khoản 1 Điều 50 Bộ luật Hình sự xử phạt Hoàng Thế Mạnh 24 tháng 17 ngày tù về tội “Đánh bạc”, 12 tháng tù về tội “Tổ chức đánh bạc”, 12 tháng tù về tội “Gá bạc”. Tổng hợp hình phạt buộc Hoàng Thế Mạnh phải chấp hành hình phạt chung cho cả 03 tội là 48 tháng 17 ngày tù.
(Ngoài ra Toà án cấp sơ thẩm còn tuyên phạt đối với 17 bị cáo khác về tội “Đánh bạc” và tội “Tổ chức đánh bạc”).
Ngày 29/7/2009 Hoàng Thế Mạnh kháng cáo xin giảm hình phạt.
Ngày 31/7/2009 Lê Bá Nghĩa kháng cáo xin giảm hình phạt và xin hưởng án treo.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 48/20091HSPT ngày 30/9/2009, Toà án nhân dân tỉnh B quyết định:
- Áp dụng Khoản 1 Điều 248; Khoản 1 Điều 249; Điểm p Khoản 1, Khoản 2 Điều 46; Điểm g Khoản 1 Điều 48; Khoản 1 Điều 50; Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự xử phạt Lê Bá Nghĩa 15 tháng tù về tội “Đánh bạc”, 15 tháng tù về tội “Tổ chức đánh bạc", 12 tháng tù về tội “Gá bạc”; tổng hợp hình phạt buộc Lê Bá Nghĩa phải chấp hành hình phạt chung cho cả 03 tội là 42 tháng tù. Tổng hợp với 12 tháng tù của bản án số 28/2009/HSPT ngày 18/6/2009 của Toà án nhân dân tỉnh B, buộc Lê Bá Nghĩa phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 54 tháng tù.
- Áp dụng Khoản 1 Điều 248; Khoản 1 Điều 249; Điểm p Khoản 1 Điều 46; Khoản 1 Điều 50 Bộ luật Hình sự xử phạt Hoàng Thế Mạnh 15 tháng tù về tội “Đánh bạc”, 12 tháng tù về tội “Tổ chức đánh bạc", 12 tháng tù về tội “Gá bạc”. Tổng hợp hình phạt buộc Hoàng Thế Mạnh phải chấp hành hình phạt chung cho cả 03 tội là 39 tháng tù.
Tại Quyết định Kháng nghị giám đốc thẩm số 21/QĐ-VKSTC-V3 ngày 12/8/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 48/2009/HSPT ngày 30/9/2009 của Toà án nhân dân tỉnh B và đề nghị Toà hình sự - Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm huỷ phần quyết định đối với Lê Bá Nghĩa và Hoàng Thế Mạnh của bản án hình sự phúc thẩm nêu trên để xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 03/2011/HS-GĐT ngày 10/3/2011 , Tòa hình sự Toà án nhân dân tối cao đã quyết định huỷ phần quyết định của bản án hình sự phúc thẩm số 48/2009/HSPT ngày 30/9/2009 của Toà án nhân dân tỉnh B đối với Lê Bá Nghĩa và Hoàng Thế Mạnh để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
3. Vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Trong vụ án này, vấn đề cần được rút kinh nghiệm đối với các Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra - kiểm sát xét xử sơ thẩm; thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm là đã xác định hành vi phạm tội của các bị cáo phạm hai tội là tội “Tổ chức đánh bạc” và tội “Gá bạc” là không đúng quy định của pháp luật. Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì Lê Bá Nghĩa đã có hành vi chuẩn bị địa điểm, chuẩn bị phương tiện dùng vào việc đánh bạc; rủ rê lôi kéo nhiều người tham gia đánh bạc tại nhà ở của mình; phân công Bùi Duy Lân làm nhiệm vụ đóng cửa, mở cửa cho những người đến đánh bạc và ra về; Hoàng Phúc Sôi xóc cái cho những người đánh bạc và Hoàng Thế Mạnh thu tiền của những người thua bạc trả cho những người thắng bạc và thu tiền hồ của những người đánh bạc được tổng cộng là 1.000.000 đồng. Hành vi tổ chức đánh bạc cho nhiều người tham gia nêu trên của Nghĩa và đồng bọn rồi thu tiền hồ chỉ cấu thành tội “Tổ chức đánh bạc” mới đúng quy định của pháp luật. Sai lầm của Kiểm sát viên cấp sơ thẩm và phúc thẩm là đã chia tách hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc của Nghĩa và Mạnh nêu trên thành hai tội là tội “Tổ chức đánh bạc” và tội “Gá bạc" là không nắm vững quy định của pháp luật hình sự về đặc trưng và các yếu tố cấu thành tội phạm tội “Tổ chức đánh bạc” và tội “Gá bạc” và không phân biệt được sự khác nhau giữa tội “Tổ chức đánh bạc” và tội “Gá bạc” dẫn đến việc truy tố không đúng pháp luật, làm cho việc giải quyết vụ án bị khiếu nại và kéo dài.
Có thể nói rằng, việc định tội danh có vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra và xét xử vì nó liên quan mật thiết đến việc xác định hình phạt của bị cáo. Do vậy, Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử hình sự đề nghị các Kiểm sát viên cấp sơ thẩm và phúc thẩm khi được giao nhiệm vụ phải nâng cao tinh thần trách nhiệm không chỉ trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án để nắm vững các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo và thực hiện đầy đủ các quy định tại quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự mà còn phải nắm vững các đặc trưng của tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm để xác định tội danh cho đúng, tránh những trường hợp tương tự xẩy ra nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
--------------------------------------------------
3- Vụ án Huỳnh Thị Cam và vụ án Nguyễn Thị Ngọc Châu phạm tội "Đánh bạc".
Nguồn: Thông báo số 95/TB-VKSTC-V3 ngày 30 tháng 3 năm 2009
Ngày 19/02/2009 Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm đối với các bản án đã kết án bị cáo Huỳnh Thị Cam và bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Châu do có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần rút kinh nghiệm một số vấn đề trong hai vụ án này nhằm nâng cao chất lượng công tác công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
1. Nội dung hai vụ án và quá trình giải quyết:
A. Vụ Huỳnh Thị Cam:
Vào khoảng 15 giờ 30 ngày 21/12/2007, Công an phường B, quận C, thành phố H bắt quả tang Huỳnh Thị Cam đang ghi số đề cho các con bạc tại nhà không số, tổ 36 ấp A, phường B, quận C thành phố L.
Tại Cơ quan điều tra, Huỳnh Thị Cam khai nhận bắt đầu ghi số đề từ ngày 15/11/2007. Dựa vào kết quả sổ số, Cam quy định mức ăn thua bằng tiền như sau: ghi 02 con số 1000đ, nếu trúng thì được 70.000đ, 03 con số nếu trúng thì họ được 600.000đ, 03 con số nếu trúng thì họ được 4.500.000đ. Ngày 21/12/2007 Cam đã bán đề cho con bạc với số tiền là 9.154.000đ.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 61/2008/HSST ngày 06/6/2008, Toà án nhân dân quận C thành phố L đã quyết định: Tuyên bố bị cáo Huỳnh Thị Cam phạm tội “Đánh bạc”; áp dụng khoản 1 Điều 248; điểm h, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Huỳnh Thị Cam 01 năm tù được trừ 01 tháng 10 ngày bị tạm giam nên bị cáo còn phải thi hành tiếp 10 tháng 20 ngày tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.
Ngày 19/6/2008, Huỳnh Thị Cam có đơn kháng cáo xin được hưởng án treo.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 591/2008/HSPT ngày 27/9/2008, Toà án nhân dân thành phố L không chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên án sơ thẩm. Đồng thời kiến nghị chánh án Toà án nhân dân thành phố L xem xét theo trình tự giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm nêu trên.
Ngày 30/12/2008 tại quyết định số 28/QĐ-VKSTC-V3, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị đối với bản án hình sự phúc thẩm số 591/2008/HSPT ngày 27/9/2008 của Toà án nhân dân thành phố L đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án hình sự sơ thẩm số 61/2008/HSST ngày 06.6.2008 của Toà án nhân dân quận C thành phốL đối với Huỳnh Thị Cam để truy tố xét xử lại theo đúng qui định của pháp luật.
Tại quyết định số 03/2009/HS-GĐT ngày 19/02/2009 Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 591/HSPT ngày 27.9.2008 của Toà án nhân dân thành phố L và bản án sơ thẩm số 61/2008/HSST ngày 06/6/2008 của Toà án nhân dân quận C thành phố L đối với Huỳnh Thị Cam để điều tra lại.
B. Vụ Nguyễn Thị Ngọc Châu (tên gọi khác là bé Lũng):
Vào khoảng 15 giờ ngày 18/4/2007, Công an quận B thành phố L bắt quả tang Nguyễn Thị Ngọc Châu đang ghi số đề. Thu giữ tang vật là 12 phơi đề ghi ngày 18/4/2007 với số tiền trên phơi là 5.900.000 đồng; hai điện thoại di động, một máy tính hiệu Casio và 650.000 đồng. Quá trình điều tra xác định được: từ khoảng tháng 3/2007, khi đi ngang qua khu vực phường Tân Quý, quận C, Nguyễn Thị Ngọc Châu gặp một phụ nữ tên Phượng (không rõ lai lịch) thường đi ghi số đề dạo. Do không có việc làm nên Châu đặt vấn đề với Phượng cho Châu tham gia ghi số đề rồi giao phơi lại cho Phượng. Phượng đồng ý cho Châu hưởng 3% trên tổng số tiền phơi ghi được trong ngày. Để thực hiện ý định đó, Châu đến gặp Dương Thị Kim trú tại số 50 đường 85 khu phố 1 phường Tân Quy, quận C xin thuê một điểm trong nhà, thời gian từ 12 giờ đến 16 giờ hàng ngày để ghi bán số đề.
Hàng ngày Châu từ quận B sang nhà Kim để ghi số đề, số tiền ghi được mỗi ngày từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đến 16 giờ cùng ngày thì Châu giao phơi lại cho Phượng. Trung bình Châu hưởng lợi từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng, Châu trả cho Kim 20.000 đồng. Tổng cộng Châu thu lợi khoảng 4.000.000 đồng.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 94/2007/HSST ngày 17.9.2007, Toà án nhân dân quận B thành phố L áp dụng khoản 1 điều 248, các điểm h và p khoản 1 điều 46, điều 20 điểm g, khoản 1 điều 48 BLHS xử phạt Nguyễn Thị Ngọc Châu 1 năm 3 tháng tù, Dương Thị Kim 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 18 tháng đều về tội “Đánh bạc”. Ngoài ra, Toà còn quyết định hình phạt bổ sung, tiền thu lợi bất chính đối với các bị cáo.
Ngày 26.9.2007 Nguyễn Thị Ngọc Châu kháng cáo xin được hưởng án treo. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 97/2008/HSPT ngày 28.2.2008, Toà án nhân dân thành phố L không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm.
Tại quyết định số 27/QĐ-VKSTC-V3 ngày 20.11.2008, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm số 97/2008/HSPT ngày 28.2.2008 của Toà án nhân dân thành phố L; đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ quyết định của bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và phần quyết định của bản án sơ thẩm số 94/2007/HSST ngày 17.9.2007 của Toà án nhân dân quận C đối với Nguyễn Thị Ngọc Châu để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung.
Tại quyết định giám đốc thẩm số 01/2009/HS-GĐT ngày 19.2.2009, Toà hình sự, Toà án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị, quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 97/2008/HSPT ngày 28.2.2008 của Toà án nhân dân thành phố L và bản án hình sự sơ thẩm số 94/2007/HSST ngày 17.9.2007 của Toà án nhân dân quận C thành phố H đối với Nguyễn Thị Ngọc Châu để điều tra lại.
2. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm:
A. Đối với cấp sơ thẩm:
Cả hai vụ án hình sự nêu trên, Viện kiểm sát nhân dân cấp quận chỉ truy tố các bị cáo theo khoản 1 Điều 248 Bộ luật hình sự (tội “Đánh bạc”) là không đúng với quy định của pháp luật. Vì theo quy định tại Nghị quyết số 01/2006/UBTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì trong vụ án Huỳnh Thị Cam, số tiền dùng để đánh bạc có giá trị đặc biệt lớn (1.470.109.000đ) cũng như vụ án Nguyễn Thị Ngọc Châu, số tiền bị cáo này dùng để đánh bạc cũng có giá trị đặc biệt lớn (5.900.000đ) nên theo luật định thì phải bị truy tố xét xử theo điểm b khoản 2 Điều 248 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Việc Toà án nhân dân quận B và quận C chỉ tuyên phạt bị cáo Huỳnh Thị Cam 1 năm tù; bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Châu 1 năm 3 tháng tù là đánh giá không đúng tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, áp dụng pháp luật hình sự không đúng khung khoản của loại tội phạm này.
Sai lầm nghiêm trọng của các bản án sơ thẩm nêu trên có phần thiếu sót của công tác kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử hình sự. Do Kiểm sát viên chưa nghiên cứu đầy đủ các căn cứ pháp luật, đánh giá không đúng tính chất nghiêm trọng của tội phạm nên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng hình phạt không đúng. Từ đó chưa có tác dụng giáo dục và phòng ngừa loại tội phạm này hiện đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Đồng thời, do chưa thực hiện đúng Điều 28 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự (ban hành theo Quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) nên khi các bản án sơ thẩm nêu trên của Toà án nhân dân quận B và quận C có vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự nhưng Viện kiểm sát nhân dân cấp quận không tiến hành kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
B. Đối với cấp phúc thẩm:
Do việc truy tố, xét xử sơ thẩm đối với Huỳnh Thị Cam và Nguyễn Thị Ngọc Châu về tội “Đánh bạc” không đúng khung khoản của điều luật dẫn tới hình phạt đối với các bị cáo không tương ứng với hành vi phạm tội của các bị cáo, Hội đồng xét xử y án sơ thẩm và kiến nghị Chánh án Toà án nhân dân thành phố L xem xét các bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Cả hai vụ án trên, Viện kiểm sát nhân dân thành phố L tuy không kháng nghị phúc thẩm nhưng đã có công văn báo cáo đề xuất Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm kịp thời, đó là do địa phương đã làm tốt công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự. Các Kiểm sát viên cấp phúc thẩm đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nắm vững pháp luật hình sự, Quy chế công tác kiểm sát xét xử hình sự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nên đã đề xuất, báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân địa phương đề xuất với Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét lại các bản án sơ thẩm nêu trên, bảo đảm tính chính xác và nghiêm minh của pháp luật. Đây là việc làm tốt cần phát huy nhân rộng để công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát ngày một tốt hơn, góp phần đấu tranh phòng và chống tội phạm trong tình hình mới.
Trên đây là hai vụ án hình sự đã được giải quyết theo thủ tuc giám đốc thẩm. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự thông báo để Viện kiểm sát nhân dân các địa phương nghiên cứu rút kinh nghiệm chung, nhằm nâng cao chất lượng, nghiệp vụ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
----------------------------------------
4- Vụ án Phạm Công Trọng phạm tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ"
Nguồn: Thông báo số 328/TB-VKSTC-V3 ngày 03 tháng 11 năm 2009
Ngày 01 tháng 10 năm 2009 Toà hình sự, Toà án nhân dân tối cao đã xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Phạm Công Trọng phạm tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" tại tỉnh L. Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, thấy cần rút kinh nghiệm để nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
I. Nội dung vụ án:
Ngày 18/11/2007, Phạm Công Trọng điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 53N-9210 chở khách từ bến xe Miền Tây thành phố Hồ Chí Minh về Bến Tre. Khi đến địa phận thị xã T, tỉnh L, thấy lề đường bên phải có người đang đứng đón xe, Trọng điều khiển xe ô tô vào lề đường bên phải để đón khách. Do không quan sát kỹ tình trạng mặt đường, nên góc trước bên phải đầu xe ô tô đã đâm vào xe mô tô 52 F3-7530 do anh Trần Quang Thắng điều khiển đi phía trước cùng chiều gây tai nạn làm anh Thắng bị thương nặng.
Tại bản giám định pháp y số 46/PY ngày 12/5/08 của phòng giám định pháp y Bệnh viện đa khoa tỉnh L kết luận anh Trần Quang Thắng bị tổn hại 50% sức khoẻ.
Sau khi tai nạn xảy ra, Phạm Công Trọng đã thoả thuận và bồi thường cho anh Trần Quang Thắng 37.500.000đồng, anh Thắng đã có đơn bãi nại cho Phạm Công Trọng.
II. Quá trình tố tụng.
Tại bản cáo trạng số 103/CT-VKS ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Viện kiểm sát nhân dân thị xã T, tỉnh L truy tố Phạm Công Trọng về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" tại khoản 1 Điều 202. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 113/2008/HSST ngày 25/11/2008 của Toà án nhân dân thị xã T tỉnh L áp dụng khoản 1 Điều 202 BLHS xử phạt tiền 25.000.000 đồng sung công quỹ Nhà nước đối với Phạm Công Trọng.
Ngày 08/12/2008, người bị hại Trần Quang Thắng kháng cáo yêu cầu tăng thêm tiền bồi thường do mất 50% sức khoẻ.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 50/2009/HSPT ngày 10/4/2009 của Toà án nhân dân tỉnh L áp dụng điểm c khoản 2 Điều 248; điểm a khoản 2 Điều 250 BLTTHS. Huỷ một phần bản án hình sự sơ thẩm số 113/2008/HSST ngày 25/11/2008 của Toà án nhân dân thị xã T về trách nhiệm dân sự. Giao hồ sơ vụ án về Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại phần dân sự theo thủ tục chung, với nhận định: Toà án cấp sơ thẩm xét xử vắng mặt người bị hại khi chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục để xét xử vắng mặt, không có ý kiến của người bị hại yêu cầu của Toà án xét xử vắng mặt là vi phạm thủ tục tô tụng. Mặc dù quá trình điều tra Phạm Công Trọng đã bồi thường 37.500.000đồng cho anh Thắng, tuy nhiên tại phiên Toà anh Thắng vẫn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu đôi với bị cáo nên việc xét xử vắng mặt người bị hại khi chưa thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của anh Thắng.
Tại kháng nghị giám đốc thẩm số 30 ngày 13/8/2009, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 50/HSPT ngày 10/4/2009 của Toà án nhân dân tỉnh L; đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 33/2009/HS - GĐT ngày 01/10/2009 Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm tuyên huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 50/HSPT ngày 10/4/2009 của Toà án nhân dân tỉnh L đối với bị cáo Phạm Công Trọng; đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Trọng.
III. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm.
1. Về việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm:
Trong giai đoạn điều tra, Phạm Công Trọng đã tự nguyện, thoả thuận bồi thường cho anh Trần Quang Thắng số tiền 37.500.000đồng (gồm chi phí điều trị và 5 tháng mất thu nhập của người bị hại), anh Thắng đã viết giấy bãi nại với nội dung "Phạm Công Trọng bồi thường cho tôi Trần Quang Thắng tiền thuốc điều trị là 37.500.000 đồng. Số tiền trên chúng tôi đã giao nhận đấy đủ và cam kết từ đây về sau không còn khiếu nại đến vụ tai nạn trên".
Do các bên có thoả thuận xong về vấn đề bồi thường trong giai đoạn điều tra nên tại cáo trạng số 103/CT-VKS, Viện kiểm sát nhân dân thị xã T cũng không đề cập đến vấn đề bồi thường. Sau khi có cáo trạng người bị hại cũng không có ý kiến yêu cầu bồi thường thêm. Trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Toà án đã có giấy triệu tập anh Thắng đến phiên toà, anh Thắng đã nhận được giấy báo nhưng không đến và cũng không có giấy đề nghị hoãn phiên toà hoặc đơn yêu cầu bồi thường bổ sung. Tại Điều 191 BLTTHS quy định: "nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tuỳ từng trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử”. Vì vậy, việc Toà án cấp sơ thẩm xét xử vắng mặt người bị hại và không xem xét về vấn đề bồi thường dân sự là không vi phạm thủ tục tố tụng.
Khi nhận được bản án anh Thắng có đơn kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại nhưng không cung cấp thêm chứng cứ về yêu cầu trên. Lẽ ra trong trường hợp này, Toà án cấp phúc thẩm phải giải thích cho anh Thắng về việc Toà án cấp sơ thẩm không quyết định về phần bồi thường dân sự nên Toà án cấp phúc thẩm không xem xét yêu cầu của anh Thắng về phần này; đồng thời hướng dẫn anh Thắng có thể thoả thuận với bị cáo về yêu cầu bồi thường thêm; trong trường hợp 2 bên không thống nhất được về vấn đề bồi thường thì có quyền khởi kiện bằng một vụ kiện dân sự khác, nhưng Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại về phần trách nhiệm dân sự trong khi bản án sơ thẩm không quyết định về phần này là không đúng.
2. Đối với công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự:
Tại phiên toà phúc thẩm, kiểm sát viên đã đề cập đến việc giải quyết vụ án có căn cứ pháp luật, nhưng không được Toà án chấp nhận, Toà án vẫn tuyên trái với quan điểm của Viện kiểm sát, nhưng sau khi xét xử Viện kiểm sát tỉnh L cũng không có ý kiến đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm là thiếu sót và cần rút kinh nghiệm.
Trên đây là những vấn đề cần được rút kinh nghiệm cho công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự của kiểm sát viên các cấp. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao xin thông báo để các Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu trao đổi, rút kinh nghiệm chung nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự được tết hơn./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
-----------------------------------
5- Vụ án Nguyễn Thị Thu phạm tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ"
Nguồn: Thông báo số 290/TB-VKSTC-V3 ngày 18 tháng 8 năm 2008
Thông qua công tác giải quyết án giám đốc thẩm, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần rút kinh nghiệm vụ án Nguyễn Thị Thu phạm tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự trong vụ án hình sự.
I. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án.
Ngày 22/5/2005, anh Nguyễn Văn Anh giao xe mô tô của mình cho chị gái là Nguyễn Thị Minh Phương (có giấy phép lái xe) mượn. Sau đó, chị Phượng lại đưa xe cho Nguyễn Thị Thu điều khiển còn chị Phượng ngồi phía sau. Đến khoảng 20 giờ 45 phút cùng ngày khi đi đến Km 05+300 đường ĐT 616 (thuộc địa phận thôn K, xã T, huyện P, tỉnh Q) để vượt xe bò đi cùng chiều, Nguyễn Thị Thu đã điều khiển xe mô tô lấn sang phần đường bên trái nên đã đâm vào xe mô tô chạy ngược chiều do anh Đinh Văn Béo điều khiển chở anh Trần Điền ngồi phía sau. Tai nạn xảy ra làm anh Trần Điền bị thương nặng với tỷ lệ thương tật là 61%; anh Béo, chị Phượng bị thương nhẹ, hai xe mô tô bị hư hỏng nặng.
Bản án hình sự sơ thẩm số 07/2005/HSST ngày 15/12/2005, Toà án nhân dân huyện P áp dụng khoản 1 Điều 202, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự; xử phạt Nguyễn Thị Thu 09 tháng tù về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ"; áp dụng các Điều 313, 613 và 627 Bộ luật dân sự Điều 42 Bộ luật hình sự buộc Nguyễn Thị Thu phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị hại là anh Trần Điền 15.206.000 đồng.
Ngày 22/12/2005, Nguyễn Thị Thu kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và giảm mức bồi thường dân sự.
Ngày 28/12/2005, anh Trần Điền kháng cáo đề nghị tăng hình phạt và tăng mức bồi thường dân sự.
Bản án hình sự phúc thẩm số 24/2006/HSPT ngày 23/3/2006 Toà án nhân dân tỉnh Q giữ nguyên quyết định về phần hình phạt của bán án hình sự sơ thẩm; căn cứ vào khoản 2 Điều 248, Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự huỷ phần dân sự của bản án hình sự sơ thẩm số 07/2005/HSST ngày 15/12/2005 của Toà án nhân dân huyện P để xét xử sơ thẩm lại.
Bản án hình sự sơ thẩm số 06/2006/HSST ngày 16/6/2006, Toà án nhân dân huyện P, tỉnh Q áp dụng điều 42 Bộ luật hình sự, Điều 609 và Điều 623 Bộ luật dân sự; buộc Nguyễn Thị Thu và anh Nguyễn Văn Anh tiếp tục liên đới bồi thường cho anh Trần Điền số tiền là 14.492.915 đồng.
Ngày 25/7/2006, anh Nguyễn Văn Anh kháng cáo không chấp nhận bồi thường cho người bị hại.
Bản án hình sự phúc thẩm số 76/2006/HSPT ngày 21/9/2006 Toà án nhân dân tỉnh Q căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 248 và Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự; huỷ bản án hình sự sơ thẩm số 0612006[HSST ngày 16/6/2006 của Toà án nhân dân huyện P để xét xử sơ thẩm lại.
Bản án hình sự sơ thẩm số 01/2007/HSST ngày 21/3/2007, Toà án nhân dân huyện P, tỉnh Q áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự, Điều 613, 627 Bộ luật dân sự; buộc anh Nguyễn Văn Anh tiếp tục bồi thường cho anh Trần Điền số tiền 14.492.915 đồng.
Ngày 26/3/2007, anh Nguyễn Văn Anh kháng cáo không chấp nhận bồi thường cho người bị hại.
Bản án hình sự phúc thẩm số 73/2007/HSPT ngày 30/5/2007 Toà án nhân dân tỉnh Q áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự, Điều 613, 627 Bộ luật dân sự; buộc anh Nguyễn Văn Anh là bị đơn dân sự phải bồi thường tiếp cho anh Trần Điền số tiền tổn thất tinh thần là 14.492.915 đồng.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 17/2008/HS - GĐT ngày 26 tháng 6 năm 2008, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã quyết định: Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 7312007/HSPT ngày 30/5/2007 của Toà án nhân dân tỉnh Q và bản án hình sự sơ thẩm số 01/2007/HSST ngày 21/3/2007, Toà án nhân dân huyện P, tỉnh Q; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân huyện P, tỉnh Q để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
II. Vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Trong vụ án này, riêng về phần dân sự: anh Nguyễn Văn Anh (là chủ sở hữu xe mô tô biển kiểm soát 9…N7-1617) biết chị gái là Nguyễn Thị Minh Phượng có giấy phép lái xe mô tô nên đã giao xe mô tô cho chị Phượng mượn. Đây là một giao dịch dân sự hợp pháp, đúng pháp luật. Phải khẳng định rằng từ thời điểm nhận xe, chị Phượng là người chiếm hữu hợp pháp đối với chiếc xe mô tô này.
Sau đó, chị Nguyễn Thị Minh Phượng giao xe cho Nguyễn Thị Thu điều khiển, không có sự đồng ý của anh Nguyễn Văn Anh. Chị Phượng ngồi phía sau xe nên chị Phượng vẫn là người đang chiếm hữu xe mô tô theo ý chí của mình.
Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật dân sự năm 1995; các điểm d và đ mục 2 phần III Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì chị Nguyễn Thị Minh Phượng là người được anh Nguyễn Văn Anh (chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ) giao chiếm hữu, sử dụng xe mô tô theo đúng quy định của pháp luật nên phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị hại. Ngoài ra, cần phải làm rõ việc chị Phượng giao xe cho Nguyễn Thị Thu điều khiển xe mô tô như thế nào để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chị Phượng hay chị Phượng và Thu cùng liên đới chịu. Toà án các cấp buộc anh Nguyễn Văn Anh phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại là không đúng và không đưa chị Nguyễn Thị Minh Phượng tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn dân sự là sai lầm nghiêm trọng.
Vụ án đã qua 6 lần xét xử, như đã phân tích và đánh giá những vi phạm của cấp sơ thẩm và phúc thẩm về việc xét xừ vụ án nêu trên; xét thấy đây là vấn đề cần được thông báo để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu cùng rút kinh nghiệm, nhằm hạn chế những trường hợp tương tự sảy ra, góp phần nâng cao hơn nữa công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
------------------------------------------
6- Vụ án Trần Minh Triết phạm tội "Đánh bạc" và tội "Tổ chức đánh bạc"
Nguồn: Thông báo số 98/TB-VKSTC-V3 ngày 12 tháng 05 năm 2010
Ngày 10 tháng 3 năm 2010, Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao đã xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Trần Minh Triết phạm tội "Đánh bạc" và tội "Tổ chức đánh bạc" tại tỉnh L. Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, thấy cần rút kinh nghiệm để nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
I/ Nội dung vụ án:
Khoảng 4 giờ ngày.26/6/2008, Đội cảnh sát điều tra trật tự về an toàn xã hội Công an huyện C đã kiểm tra và phát hiện. bắt giữ Trần Minh Triết tổ chức hoạt động cá độ bóng đá tại nhà riêng ở ấp T, xã D, huyện C.
Quá trình điều tra Trần Minh Triết khai nhận đã tổ chức cá độ bóng đá từ đầu tháng 6, mùa giải bóng đá Euro năm 2008 cho nhiều đối tượng tham gia, với hình thức: Trần Minh Triết sử dụng điện thoại di động làm phương tiện liên lạc với các đối tượng tham gia cá cược. Mỗi ngày trước khi các trận đấu diễn ra, các đối tượng tham gia cá độ đến quán của Trần Minh Triết, hoặc dùng điện thoại liên lạc với Trần Minh Triết để hỏi keo và tham gia cá độ, Trần Minh Triết gửi tin nhắn và và xác nhận việc tham gia cá độ đến số điện thoại của những người tham gia cá cược, các tin nhắn được Trần Minh Triết lưu trên máy để sau khi các trận đấu kết thúc làm cơ sở thanh toán tiền thắng,thua với người tham gia cá độ. Trần Minh Triết hưởng 3% trên tổng.số tiền người cá độ thắng. Ngày 26/6/2008 Trần Minh Triết cá độ với 5 đối tượng, số tiền cá độ của các đối tượng tham gia là 44.250.000 đồng. Ngoài ra, Trần Minh Triết còn trực tiếp tham gia cá độ với số tiền là 2.867.500 đồng.
II . Quá trình tố tụng:
Tại bản cáo trạng số 10/2009 ngày 23/2/2009 của Viện kiểm sát nhân dân huyện C truy tố Trần Minh Triết tại khoản 1 Điều 249 và khoản 2 Điều 248 BLHS.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 20/2009/HSST ngày 31/3/2009 của Tòa án nhân. dân huyện C áp dụng khoản 1 Điêu 249; khoản 2 Điều 248; điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 50 BLHS xử phạt bị cáo Trần Minh Triết 9 tháng tù về tội “Tổ chức đánh bạc” và 2 năm tù về tội "Đánh bạc”. Tổng hợp hình phạt buộc Trần Minh Triết phải chấp hành hình phạt chung cho cả 2 tội là 2 năm 9 tháng tù. Bản án còn áp dụng hình phạt bổ sung bằng tiền cho cả 2 tội đối với bị cáo là 15.000.000 đồng.
Ngày 1/4/2009 bị cáo Trần Minh Triết kháng cáo xin hưởng án treo và giảm mức phạt tiền.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 98/2009/HSPT ngày 6 tháng 7 năm 2009 của Tòa án nhân dân tỉnh L đã chấp nhận kháng cáo của bị cáo, giữ nguyên mức án tại bản án hình sự sơ thẩm, nhưng cho bị cáo hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm.
Ngày 17/7/2009, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh L đã báo cáo đề nghị kháng nghị vụ án trên theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tại quyết định số 28/ QĐ-VKSTC-V3 ngày 15/9/2009, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm bản án hình sự phúc thẩm số 98/2009/HSPT ngày 6 tháng 7 năm 2009 của Tòa án nhân dân tỉnh L; đề nghị Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại quyết định giám đốc thẩm số 08/2010/HS -GĐT ngày 10/3/2010, Tòa hình sự Tòa án nhân dân.tối cao đã xét xử giám đốc thẩm, tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm số 98/2009/HSPT ngày 6/7/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh L về phần hình phạt đối với Trần Minh Triết.
III. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
1. Đối với Tòa án cấp sơ thẩm.
Trong quá trình điều tra, bị cáo khai đã thực hiện hành vi tổ chức cho nhiều người tham gia cá độ bóng đá từ đầu tháng 6 năm 2008 cho đến ngày bị bắt 26/6/2008, nhưng Viện kiểm sát không yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ những lần phạm tội trước, chỉ kết luận lần phạm tội ngày bị bắt để truy tố xét xử tại khoản 1 Điều 249 BLHS là chưa triệt để. Bị cáo Triết bị truy tố và xét xử cùng một lúc hai tội "Đánh bạc" và tội "Tổ chức đánh bạc"; trong đó tội "Đánh bạc" Triết bị xử theo khoản 2 Điều 248 BLHS có khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù. Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo 2 năm 9 tháng tù cho cả 2 tội là quá nhẹ. (Tại phiên tòa sơ thẩm Kiểm sát viên đề nghị xử phạt bị cáo 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo trong khi bị cáo chỉ có 1 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS là trái với quy định tại Điều 60 BLHS).
2. Đối với Tòa án cấp phúc thẩm.
Sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo có đơn kháng cáo xin hưởng án treo, bị cáo cũng đã nộp 9.500.000 đồng trong số tiền 15.000.000 đồng Tòa án cấp sơ thẩm phạt bổ sung, lẽ ra tình tiết mới này chỉ được áp dụng khoản 2 Điều 46 BLHS mới đúng, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại áp dụng điểm b khoản 1 Điều 46 (tự nguyện sửa chữa bồi thường. . . ) để sửa án, cho bị cáo hưởng án treo là trái với quy định của pháp luật, không tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo đã gây ra. Trong vụ án này, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh L đã làm tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, nên tại phiên tòa Kiểm sát viên đã phát huy tốt vai trò của mình, đề xuất áp dụng pháp luật chính xác. Khi không được Tòa án chấp nhận đã kịp thời báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm và đã được chấp nhận .
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo việc giải quyết vụ án trên để các Viện kiểm sát địa phương cùng rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sư./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
---------------------------------------------
7- Vụ án Nguyễn Văn Hùng cùng đồng bọn phạm tội "Đánh bạc" và tội "Tổ chức đánh bạc"
Nguồn: Thông báo số 368/TB-VKSTC-V3 ngày 12 tháng 11 năm 2007
Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án Nguyễn Văn Hùng cùng đồng bọn phạm tội "Đánh bạc" và tội "Tổ chức đánh bạc" ở tỉnh B theo thủ tục giám đốc thẩm; đã được Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao huỷ một phần bản án hình sự sơ thẩm và hình sự phúc thẩm để điều tra lại. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần thông báo rút kinh nghiệm chung trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ và phúc thẩm, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát xét xử hình sự trong giai đoạn hiện nay.
I. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án:
Cuối tháng 9/2005, Nguyễn Văn Hùng tổ chức ghi lô đề. Để có nhiều người tham gia đánh bạc, Hùng đã thuê Đặng Văn Trọng, Nguyễn Văn Kháng và Nguyễn Duy Thuyểnh (đều là người cùng thôn) làm thư ký ghi lô đề cho Hùng. Theo thoả thuận, các thư ký nộp cáp lô đề cho Hùng trước 18 giờ 30 phút hàng ngày, được hưởng 20% trên tổng số tiền ghi đề và 1.000 đồng trên 01 điểm lô, tự trả tiền cho người thắng lô đề và hôm sau thanh toán với Hùng.
Khoảng 18giờ 30 phút ngày 10/11/2005, khi Nguyễn Văn Hùng và Đặng Văn Trọng đang tổng hợp cáp đề tại nhà Hùng thì Công an huyện T, tỉnh B bắt quả tang; ngoài ra còn có Nguyễn Văn Tin đánh lô đề với Hùng cũng bị bắt giữ.
Vật chứng thu giữ ngày 10/11/2005 gồm:
- 01 tờ cáp của Đặng Văn Trọng có tổng số tiền là 4.878.000 đồng.
- 01 tờ cáp của Nguyễn Văn Kháng có tổng số tiền là 1.071.000 đồng.
- 01 tờ cáp của Nguyễn Duy Thuyểnh có tổng số tiền là 1.084.000 đồng .
- 01 tờ cáp của Nguyễn Văn Trọng có tổng số tiền là 494.000 đồng.
- 01 tờ cáp của Nguyễn Văn Tiến có tổng số tiền là 2.452.000 đồng.
- 01 tờ tích kê Hùng ghi cho Nguyễn Văn Thưởng với số tiền là 75.000 đồng.
Tổng số tiền mà các thư ký ghi lô đề nộp cho Hùng và của Hùng ghi cho Nguyễn Văn Thưởng ngày 10/11/2005 là 10.054.000 đồng; Ngoài ra còn thu giữ 01 quyển vở học sinh (06) trang của Hùng để ghi tổng hợp các bản cáp; 1 máy điện thoại di động NOKIA; 01 máy tính CASINO; thu giữ trong va li của vợ chồng Hùng số tiền 12.550.000đổng và thu giữ trên người Đặng Văn Trọng số tiền 1.252.000đồng.
Quá trình điều tra Đặng Văn Trọng và Nguyễn Văn Tiến khai nhận: từ ngày 5/11/2005 đến ngày 9/11/2005, Trọng và Tiến đã nộp 5 lần cáp lô đề cho Hùng đã được tổng hợp trong quyển vở học sinh (06 trang) mà cơ quan điều tra thu giữ của Hùng có Tổng số là 30.613.000đồng (trong đó của của Đặng Văn Trọng là 22.856.000 đồng, của Nguyễn Văn tiến là 7.757.000đồng, cụ thể: Ngày 5/11/2005, Đặng Văn Trọng và Nguyễn Văn Tiến nộp cáp lô đề cho Hùng có tổng số tiền là 6.022.000 đồng; trong đó của của Đặng Văn Trọng là 5.146.000đồng, của Nguyễn Văn Tiến là 876.000 đồng.
Ngày 6/11/2005 , Đặng Văn Trọng và Nguyễn Văn Tiến nộp cáp lô đề cho Hùng có tổng số tiền là 6.358.000đồng; trong đó của của Đặng Văn Trọng là 5.284.000đổng, của Nguyễn Văn Tiến là 1.074.000 đồng.
Ngày 7/11/2005 , Đặng Văn Trọng và Nguyễn Văn Tiến nộp cáp lô đề cho Hùng có tổng số tiền là 5.772.000 đồng; trong đó của của Đặng Văn Trọng là 3.997.000 đồng, của Nguyễn Văn Tiến là 1 .775.000 đồng.
Ngày 8/11/2005 , Đặng Văn Trọng và Nguyễn Văn Tiến nộp cáp lô đề cho Hùng có tổng số tiền là 6.121.000 đồng; trong đó của của Đặng Văn Trọng là 5.115.000đổng, của Nguyễn Văn Tiến là 1.006.000 đồng.
Ngày 9/11/2005 , Đặng Văn Trọng và Nguyễn Văn Tiến nộp cáp lô đề cho Hùng có tổng số tiền là 6.340.000đồng; trong đó của của Đặng Văn Trọng là 3.314.000đồng, của Nguyễn Văn Tiến là 3.026.000 đồng.
Nguyễn Văn Kháng đã tự nguyện nộp 1 .07 1 .000 đồng, Nguyễn Duy Thuyểnh 984.000, Nguyễn Văn Trọng 494.000 đồng và Đặng Văn Trọng 3.600.000 đồng.
Nguyễn Văn Hùng, Đặng Văn Trọng, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Duy Kháng, Nguyễn Duy Thuyểnh bị truy tố về tội "Đánh bạc". Riêng Nguyễn Văn Hùng bị truy tố thêm tội "Tổ chức đánh bạc". Trọng và Tin bị xử lý hành chính.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 27/2006/HSST ngày 24/02/2006, Toà án nhân dân huyện T, tỉnh B áp dụng điểm b khoản 2 Điều 248; điểm p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 (đối với tội đánh bạc); khoản 1 Điều 249; Điều 50 Bộ luật hình sự; xử phạt Nguyễn Văn Hùng 28 tháng tù về tội "Đánh bạc"; 12 tháng tù về tội "Tổ chức đánh bạc". Tổng hợp hình phạt chung của hai tội buộc Hùng phải chấp hành là 40 tháng và tuyên trả cho Hùng số tiền 12.550.000đồng.
Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 248; điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự; xử phạt Nguyễn Văn Tiến 24 tháng tù về tội " Đánh bạc".
Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 248; điểm b, p khoản 1 Điều 46, Điều47 Bộ luật hình sự; xử phạt Đặng Văn Trọng 20 tháng tù về tội " Đánh bạc".
Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 248; điểm b, p, h khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự; xử phạt Nguyễn Duy Thuyểnh, Nguyễn Duy Kháng mỗi bị cáo 5.000.000 đồng về tội "Đánh bạc".
Sau khi xét xử sơ thấm, Nguyễn Văn Hùng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; Đặng Văn Trọng và Nguyễn Văn Tiến kháng cáo xin được hưởng án treo; Nguyễn Duy Thuyểnh xin giảm hình phạt tiền.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 25/2006/HSPT ngày 25/4/2006, Toà án nhân dân tỉnh B áp dụng điểm b, khoản 2 Điều 248; khoản 1 Điều 249; các điểm b và p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; Điều 50 Bộ luật hình sự; xử phạt Nguyễn Văn Hùng 24 tháng tù về tội "Đánh bạc" và 06 tháng tù về tội "Tổ chức đánh bạc". Tổng hợp hình phạt chung của hai tội buộc Hùng phải chấp hành là 30 tháng và tuyên trả cho Hùng 12.550.000đồng nhưng tạm giữ để bảo đảm thi hành án.
Đối với bị cáo Đặng Văn Trọng và Nguyễn Văn Tiến, Toà phúc thẩm giữ nguyên hình phạt nhưng cho hưởng án treo.
Tại Quyết định số 13/QĐ-VKSNDTC-V3 ngày 23/4/2007, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm bản án hình sự phúc thẩm số 25/2006/HSPT ngày 25/4/2006 của Toà án nhân dân tỉnh B; đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ các quyết định về áp dụng pháp luật, quyết định của bản án phúc thẩm nêu trên về hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm số 27/2006/HSST ngày 24/02/2006 của Toà án nhân dân huyện T đối với Nguyễn Văn Hùng về tội "Đánh bạc" và "Tổ chức đánh bạc", huỷ quyết định trả lại cho Nguyễn Văn Hùng số tiền 12.550.000đồng để điều tra, truy tố, xét xử tại.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 21/2007/HS-GĐT ngày 29/8/2007 của Toà hình sự Toà án nhân tối cao đã quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 25/2006/HSPT ngày 25/4/2006 của Toà án nhân dân tỉnh B và bản án hình sự sơ thẩm số 27/2006/HSST ngày 24/02/2006 của Toà án nhân dân huyện T về phần áp dụng pháp luật và quyết định hình phạt đối với Nguyễn Văn Hùng về tội "Đánh bạc" và “Tổ chức tổ chức đánh bạc" và quyết định trả lại số tiền 12.550.000 đồng cho Nguyễn Văn Hùng để điều tra tại.
II. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Trong vụ án này Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm không phân định rõ số tiền của tội "Đánh bạc" và tội "Tổ chức đánh bạc" và thu lời bất chính của bị cáo Hùng là bao nhiêu, trên cơ sở đó áp dụng khoản nào của điều luật để xử phạt hành vi phạm tội của các bị cáo cho chính xác. Vì với các tài liệu đã thu thập được đã xác định Hùng đã thu của các thư ký từ ngày 5/11/2005 đến ngày 10/11/2005 lúc bị bắt quả tang, tổng số tiền 1à 40.567.000đồng. Trong đó của Thưởng ghi trực tiếp với Hùng là 75.000 đồng còn của các thư ký nộp là 40.492.000đồng và ngoài ra Hùng còn khai ngoài việc thu cáp của các thư ký Hùng còn trực tiếp ghi cho những người đến chơi trực tiếp Nhưng Toà án 2 cấp đã áp dụng điểm b khoản 2 Điều 248; khoản 1 Điều 249 BLHS để quyết định hình phạt đối với Hùng là không đúng. Về nhân thân Hùng đã có 1 tiền án về tội "Đánh bạc" chưa được xoá án; khi xét xử phúc thẩm thì chị My là vợ của bị cáo Hùng xin nộp số tiền 12.550.000 đồng mà cơ quan điều tra đã thu khi khám xét và Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên trả cho Hùng nên Toà án cấp phúc thẩm áp dụng thêm điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS là không đúng; Mặt khác, Toà án cấp phúc thẩm không áp dụng Điều 47 BLHS nhưng lại quyết định hình phạt dưới mức khởi điểm về tội "Tổ chức đánh bạc" đối với Hùng là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, số tiền thu 12.550.000 đông xác định là tiền của chị My vợ bị cáo Hùng nhưng cả án sơ thẩm và phúc thẩm không đưa chị My tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đồng thời lại tuyên trả cho Hùng số tiền trên là không đúng.
Do những vi phạm nêu trên của bản án sơ thấm và phúc thẩm nên Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao đã huỷ toàn bộ án sơ thẩm và phúc thẩm về phần áp dụng pháp luật và quyết định hình phạt đối với bị cáo Hùng để điều tra lại.
Vì vậy, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo để rút kinh nghiệm chung để nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
------------------------------------------
8- Về phần bồi thường dân sự trọng các vụ án “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”
Nguồn: Thông báo số 308/TB-VP2 ngày 14 tháng 9 năm 2004
Thực hiện công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xù phúc thẩm án hình sự do Toà án nhân dân tỉnh DL xét xứ sơ thẩm, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng thấy có một số vi phạm mà cấp phúc thẩm phải huỷ phần dân sự, cụ thể :
1. Vụ án: Nguyễn Văn Quang phạm tội : "Vi phạm quy đinh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ".
Nội dung vụ án:
Nguyễn Văn Quang sinh năm 1982 không có giấy phép lái xe mồm theo quy định, nhưng vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 23-11 - 2002 Quang đã điều khiển xe mồm biển số 47 H4-9083 có dung tích xi lanh 97cm3 chạy tù xã Đ đến xã E, huyện K, tỉnh DL. Khi chạy đến thôn T, xã Ea do phóng nhanh, vượt ẩu trái phép, lấn đường xe ngược chiều nên xe moto do Quang điều khiển đã tông vào xe moto BKS 47H3-9454 do anh Trần Văn Sửu điều khiển chở anh Hứa Văn Tráng chạy ngược chiều gây ra tai nạn. Hậu quả: Anh Trần Văn Sửu bị chết, anh Hoa Văn Tráng bị thương nhẹ.
Bản án số 285a/HSST ngày 19-8-2003 của Toà án nhân dân tỉnh DL căn cứ điểm a khoản 2 Điều 202; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 BLHS xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Quang 24 tháng tù. Áp dụng khoản 1 Điều 42 BLHS; Điều 609, Đ614 BLDS: Chấp nhận gia đình bị cáo và bị cáo đã tự nguyện bồi thường cho gia đình anh Trần Văn Sưu số tiền l5.000.000đ; buộc ông Nguyên Văn Quân chủ phương tiện phải bồi thường tiếp khoản tiền nuôi dưỡng con của anh Trần Văn Sửu từ 3 tuổi đến khi trưởng thành là 15.000.000 đồng (Trần Văn Thiện là con chung của anh Trần Văn Sửu và Doanh Thị Thuyên). Ngoài ra, án sơ thẩm xác định người đại diện cho anh Trần Văn Sửu là bà Doanh Thị Thuyên 34 tuổi, trú tại thôn Eo, xã Đs, huyện K, tỉnh DL được nhận số tiền 15.000.000đ do bị cáo Nguyễn văn Quang bồi thường.
Ngày 12-1 -2004 chị Hà Thị Ngân trú tại thôn Cao Bằng, xã R, huyện K, tỉnh DL có đơn yêu cầu bị cáo Nguyễn Văn Quang phải trợ cấp nuôi con chung của chị với anh Trần Văn Sửu và đề nghị đưa chị vào tham gia tố tụng với tư cách là đại diện hợp pháp của người bị hại Trần Văn Sửu, chứ không phải là Doanh Thị Thuyên như Hội đồng xét xử sơ thẩm dã xác định.
Tại phiên toà phúc thẩm ngày 2-8-2004, đủ cơ sở xác định: Chị Hà Thị Ngân và anh Trần Văn Sửu kết hôn hợp pháp vào năm 1974 tại tỉnh Cao Bằng và đã có 3 con chung sinh vào các năm l980, 1984, 1988. Còn chị Doanh Thị Thuyên là người quan hệ bất chính với anh Trần Văn Sửu và 2 người đã có 1 con chung là Trần văn Thiện sinh năm 2000 như đã nêu ở phần trên.
Như vậy, người đại diện hợp pháp cho bị hại Trần Văn Sửu là chị Hà Thị Ngân, còn việc Hội đồng xét xử sơ thẩm xác định chị Doanh Thị Thuyên là đại diện hợp pháp của bị hại Trần Văn Sửu trực tiếp tham gia tố tụng vụ án là không đúng quy định tại Điều 150 Bộ luật Dân sự, dẫn đến việc tuyên xử không đúng về phần bồi thường thiệt hại.
Do có vi phạm nêu trên nên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà phúc thẩm đề nghị huỷ 1 phần bản án sơ thẩm về bồi thường dân sự để điều tra xét xử lại theo thủ tục chung. Hội đồng xét xử phúc thẩm đã quyết định theo đề nghị của Kiểm sát viên.
2. Vụ án Y Xanh Đung, phạm tội : Vi phạm quy đinh về điều khiến phương tiên giao thông đường bộ
Nội dung vụ án:
Bị cáo Y Xanh Đung không có giấy phép lái xe theo quy định , nhưng vào khoảng 19h ngày 20-2-2003 sau khi đã uống rượu Đung điều khiển xe máy cày tay (xe không được phép chở người trên rơ moóc) chở 11 người chạy từ Buôn D, xã B trên quốc lộ 27 đến Buôn Y, xã BK, huyện L, tỉnh Đ. Do xe máy cày không có đèn chiếu sáng, Đung điều khiển xe lấn chiếm phần đường xe ngược chiều và đã tông vào xe moto biển số 47F8-2054 do Ymơr Du điều khiển chở Y Thinh chạy ngược chiều gây ra tai nạn. Hậu quả: anh YMòrdu bị chết và 2 người khác bị thương.
Bản án số 348/HSST ngày 24-9-2003 của Toà án nhân dân tỉnh Đ căn cứ điểm a khoản 2 điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt bị cáo Y Xanh Đung 36 tháng tù giam. Áp dụng Điều 42 BLHS ; Điều 609, Điều 612, Điều 613, Điều 614 BLDS buộc Y Xanh Đung bồi thường cho gia đình ông Y Mơr Du tiền mai táng phí và các khoản chi phí hợp lý là 16.771.000 đồng, tiền sửa xe mồm bị hỏng là 2.383.000đ, tiền cấp dưỡng nuôi con của ông Y Mơr Du cho đến khi trưởng thành là 7.500.000đ. Tổng cộng bị cáo phải bồi thường là 26.654.000đ được trừ số tiền đã bồi thường trước là 2.100.000 đ, còn phải bồi thường tiếp là 24.554.000đồng.
Trong hạn luật định bị cáo Y Xanh Đung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xét lại khoản tiền cấp dưỡng nuôi con người bị hại, vì bị hại không có con nhỏ dưới 18 tuổi .
Tại phiên toà phúc thẩm ngày 2-8-2004, đại diện hợp pháp của bị hại YMơr Du trình bày: ông Y Mơrdu có 11 người con, trong đó có 2 con chưa thành niên, 1 người 8 tuổi và 1 người 12 tuổi hiện do vợ của ông Y Mơr Du là bà Hdeh Đăk Cắt nuôi dưỡng. Đây là vấn đề mà Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm chưa thu thập tài liệu, chúng cứ để xác định: Bị hại có mấy người con chưa thành niên, ngày tháng năm sinh, thời gian cấp dưỡng, số tiền cấp dưỡng hàng tháng ... Chứ không thể tuyên xử cấp dưỡng chung số tiền 7.500.000đ như đã nêu trên.
Do vậy, Kiểm sát viên thục hành quyền công tố tại phiên toà phúc thẩm đã đề nghị huỷ 1 phần bản án sơ thẩm về phần bồi thường cấp dưỡng tiền nuôi con, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung. Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận đề nghị của Kiểm sát viên.
3. Vấn đề cần rút kinh nghiêm qua 2 vụ án trên là :
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ", là một nội dung quan trọng, trong quá tình giải quyết loại án này. Do vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án cần phải chú trọng thu thập những tài liệu, chứng cứ để xác định chính xác: trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chủ thể tham gia tố tụng (lưu ý các trưởng hợp đại diện theo quy định của pháp luật đối với người bị hại dã chết, người chưa thành niên ....), các khoản thiệt hại được bồi thường (bao gồm: chi phí hợp lý do việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ; chi phí hợp lý cho việc mai táng; khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết; khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần; thu thập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu thập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị ...) đúng với hướng dẫn tại Nghị quyết số 0l/2004/NQ- HĐTP ngày 28-4-2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .
Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng xin thông báo đến các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trong khu vực nghiên cứu rút kinh nghiệm để làm tốt hơn nữa việc giải quyết trách nhiệm dân sự trong các vụ án hình sự nói chung và trong các vụ án tai nạn giao thông nói riêng nhằm đưa công tác xét xử ngày một đi vào nề nếp đúng theo quy định của pháp luật.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
-------------------------------------------
9- Vụ án Hồ Văn Trung phạm tội “Đánh bạc”.
Nguồn: Thông báo số /TB-VKSTC-V3 tháng 11 năm 2007
Ngày 14/6/2007 Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Hồ Văn Trung phạm tội “Đánh bạc” do Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm.
I. Nội dung vụ án.
Ngày 14/1/2004 Công an quận A, thành phố H bắt quả tang Hồ Văn Trung đang gom phơi đề của Nguyễn Thị Hoạ My, Dương Thị Kim Cương và Lê Thị Bà để giao cho Đoàn Thị Xê. Thu giữ của Trung 19 phơi đề với tổng sóo tiền ghi trên phơi là 16.086.000đ, trong đó số tiền ghi trên 4 tờ phơi của My là 1.747.000đ, trên 3 tờ phơi của Cương là 5.259.000đ và 2 tờ phơi của Ba là 2.452.000đ, còn lại 10 tờ phơi không xác định được của ai có số tiền là 7.028.000đ. Trung khai nhận đi gom phơi đề cho Đoàn Thị Xê được 3 ngày thì bị bắt, mỗi ngày được Xê trả tiền công 30.000đ.
Qua điều tra xác định: từ tháng 11/2003 Nguyễn Thị Hoạ My ghi số đề dạo quanh khu vực cư ngụ, mỗi ngày ghi được từ 1.200.000đ đến 1.700.000đ. Dương Thị Kim Cương và Lê Thị Ba cũng ghi số đề trong khu vực cư ngụ, mỗi ngày Cương, Ba ghi được từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ. Vào 15h hàng ngày My, Cương và ba tổng hợp sóo tiền giao cho Trung để Trung đem về giao cho Đoàn Thị Xê. Sau khi nhận được phơi đề, Xê tổng hợp lại rồi giao cho 1 người phụ nữ tên là út Trang để hưởng 3% hoa hồng trên tổng số tiền phơi. Sau đó Xê chuyển lại 2% hoa hồng cho Ba, Cương, My.
Vào khoảng tháng 11/2003 Dương Công Thành cũng đi gom phơi đề của Nguyễn Thị Hoạ My, Dương Thị Kim Cương và Lê Thị Ba về giao cho Trịnh Long Thuật. Sau khi nhanạ phơi đề Thuật giao lại cho Trung để nhận hoa hồng. Đến đầu tháng 12/2003 Thuật, Thành nghỉ không tham gia ghi đề nữa.
II. Quá trình giải quyết vụ án:
- Cáo trạng số 34/KSĐT – TA ngày 21/2/2005 của Viện kiểm sát nhân dân quận A, thành phố H truy tố Đoàn Thị Xê, Hồ Văn Trung, Nguyễn Thị Hoạ My, Dương Thị Kim Cương và Lê Thị Ba về tội “Đánh bạc” theo khoản 1 Điều 248 Bộ luật hình sự.
(Cơ quan điều tra đã xử phạt hành chính đối với Dương Công Thành và Trịnh Long Thuật).
- Bản án hình sự sơ thẩm số 56/2005/HSST ngày 06/5/2005, Toà án nhân dân quận A, thành phố H áp dụng khoản 1 Điều 248; điểm h, p khoản 1 Điều 46; Điều 20; Điều 60 Bộ luật hình sự xử phạt Hồ Văn trung 9 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 15 tháng về tội “Đánh bạc”.
(Xử phạt tù giam đối với các bị cáo Xê, My, Cương, Ba về tội “Đánh bạc”.
Trong thời hạn luật định, các bị cáo Xê, My, Cương, Ba kháng cáo xin đươc hưởng án treo.
- Bản án hình sự phúc thẩm số 430/2005/HSPT ngày 31/8/2005 Toà án nhân dân thành phố H quyết định huỷ bản án hình sự sơ thẩm số 56/2005/HSST ngày 06/5/2005 của Toà án nhân dân quận A để điều tra, truy tố, xét xử lại theo thủ tục chung.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 03/2007/HS – GĐT ngày 14/6/2007, Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 430/2005/HSPT ngày 31/8/2005 của Toà án nhân dân thành phố H để xét xử phúc thẩm lại.
III. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Toà án cấp sơ thẩm kết án các bị cáo Đoàn Thị Xê, Nguyễn Thị Hoạ My, Dương Thị Kim Cương, Lê Thị Ba và Hồ Văn Trung về tội “đánh bạc” là có căn cứ, đúng pháp luật. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Xê, My, Cương, Ba kháng cáo xin hưởng án treo. Hồ Văn Trung không kháng cáo và không bị kháng nghị. Vì vậy bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật đối với Hồ Văn Trung. Ngày 06/6/2005 Toà án nhân dân quận A thành phố H có quyết định uỷ thác thi hành án cho Toà án nhân dân quận B thành phố H nởiTung cư trú. Ngày 15/6/2005 Toà án nhân dân quận B ra quyết định thi hành án đối với Hồ Văn Trung. Toà án cấp phúc thẩm quyết định huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại nhưng không ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với Hồ Văn Trung là không đúng.
Toà án cấp phúc thẩm cho rằng việc xử phạt hành chính đối với Trịnh Long Thuật và Dương Công Thành là bỏ lọt người phạm tội và hành vi của các bị cáo trong vụ án có liên quan với nhau, nên đã huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại là không đúng quy định của khoản 1 Điều 250 Bộ luật hình sự vì trong vụ án này hành vi của Dương Công Thành và Trịnh Long Thuật đã dược cơ quan điều tra Công an quận A làm rõ từ giai đoạn điều tra; đối với các bị cáo khác, tuy có liên quan với nhau nhưng việc điều tra các bị cáo cũng đã rõ. Nếu qua xét xử tại phiên toà thấy hành vi của Thuật, Thành có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự đối với Thuật, Thành.
Tại phiên toà phúc thẩm, Kiểm sát viên đề nghị giữ nguyên án sơ thẩm là đúng. Nhưng khi Toà án quyết định huỷ án phúc thẩm thì Kiểm sát viên tham dự phiên toà đã không phát hiện vi phạm của bản án nên không báo cáo kháng nghị giám đốc thẩm . Sau khi điều tra lại ngày 09/10/2006 Viện kiểm sát cấp sơ thẩm tiếp tục ra quyết định truy tố các bị cáo. Đến khi Hồ Văn Trung có đơn yêu cầu Viện kiểm sát xem xét lại vì bị cáo đã chấp hành xong hình phạt; Viện kiểm sát nhân dân thành phố H mới phát hiện vi phạm của bản án phúc thẩm và có công văn đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét giám đốc thẩm, dẫn đến kéo dài việc giải quyết vụ án.
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự thông báo để các đơn vị nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
---------------------------------------------
10- Vụ án Phan Tấn Hùng cùng đồng phạm về các tội “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc”.
Nguồn: Thông báo số 66/TB-VKSTC-V3 ngày 13 tháng 4 năm 2010.
Vừa qua Toà án nhân dân tối cao đã xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Phan Tấn Hùng cùng đồng phạm về các tội “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc” ở thành phố M. Thông qua vụ án này, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự Viện Kiểm sát nhân dân tối caothấy cần phải rút kinh nghiệm để tránh những sai lầm tương tự.
1. Nội dung và quá trình giải quyết vụ án:
Theo các bản án sơ thẩm và phúc thẩm thì nội dung vụ án như sau: Do không có nghề nghiệp, không có tiền tiêu nên Phan Tấn Hùng đã nảy sinh ý định sử dụng nhà thuê tại phòng 405 lô Đ chung cư C, phường D, quận E thành phố M để tổ chức đánh bạc. Từ tháng 2/2008, Phan Tấn Hùng đặt mua các phỉnh, đồng xu, bài tây làm công cụ đánh bạc, mua 1 camera và 1 ti vi màu để kiểm tra việc gian lận tiền bạc hay không.
Phan Tấn Hùng thuê Huỳnh Kiến Trung và Đan Thanh Hùng làm nhiệm vụ chia bài (phát hoả) và trả cho mỗi người 150.000đ/ngày, thuê Võ Minh Vương làm nhiệm vụ cảnh giới, đi mua đồ ăn, thuê Phan Tấn Lộc làm nhiệm vụ giữ phỉnh và bưng bê đồ ăn uống, trả cho mỗi người 50.000đ/ngày.
Hàng ngày, Phan Tấn Hùng rủ người quen đến đánh bài, quy định hình thức đánh bài là binh xập xám ăn chi, mỗi chi là 50.000đ, mỗi lần đặt chến là 1.500.000đ/người (tương đương 02 phỉnh vàng và 10 phỉnh bạc). Khi một người thua hết một chến thì thu tiền sâu từ 100.000đ đến 200.000đ. Thời gian từ khi tổ chức đánh bạc đến khi bị bắt, Tấn Hùng thu lợi khoảng 15 triệu đồng (đã trừ các khoản chi cho 4 người mà Hùng thuê), Trung 1.000.000đ, Thanh Hùng 700.000đ, Vương 800.000đ, Lộc 400.000đ.
Tối ngày 10/4/2008 có Trần Thế Hiền, Hứa Diệu, Trần Quốc Thành và một thanh niên (không rõ họ tên) đến đánh bài cho tới trưa ngày 11/4/2008 thì có thêm Nguyễn Ngọc Tân và Trần Lê Quang đến tham gia. Người thanh niên ra về, Hiền nhường lại cho Tân và Quang đánh bài với Diệu và Thành.Lúc 13h30’ Công an quận E kiểm tra bắt quả tang 4 bị cáo đang đánh bạc,đồng thời bắt giữ bị cáo Hiền và 5 bị cáo tham gia tổ chức đánh bạc.
Kết quả điều tra xác định số tiền các bị cáo mang theo để đánh bạc là 12.400.000đ (Diệu 1.500.000đ, Quang 2.000.000đ, Tân 2.700.000đ, Hiền 3.700.000đ, Thành 2.500.000đ). Thu tại chiếu bạc 9.400.000 đồng.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 168/2008/HSST ngày 30/9/2008 của Toà án nhân dân quận E Thành phố M quyết định: Tuyên bố các bị cáo Phan Tấn Hùng, Huỳnh Kiến Trung, Đan Thanh Hùng, Phan Tấn Lộc, Võ Minh Vương phạm tội “Tổ chức đánh bạc”; tuyên bố Trần Lê Quang, Triệu Quốc Thành, Nguyễn Ngọc Tân, Hứa Diệu và Trần Thế Hiền phạm tội“Đánh bạc”.
Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 249; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 20; Điều 33 Bộ luật hình sự xử phạt Phan Tấn Hùng 4 năm tù; Đan Thanh Hùng 3 năm 6 tháng tù; Huỳnh Kiến Trung 3 năm tù; Võ Minh Vương 3 năm tù.
Bản án còn quyết định hình phạt đối với bị cáo Phan Tấn Lộc, Triệu Quốc Thành, Hứa Diệu, Trần Lê Quang, Trần Thế Hiền, Nguyễn Ngọc Tân. Đồng thời áp dụng điểm a khoản 1 Điều 41 Bộ luật hình sự; điểm a, c, đ khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự, buộc các bị cáo nộp tiền do phạm tội mà có như sau: Phan Tấn Hùng 15.000.000đ, Huỳnh Kiến Trung 400.000đ, Đan Thanh Hùng 550.000đ, Phan Tấn Lộc 400.000đ; Võ Minh Vương 800.000đ. Bản án còn quyết định hình phạt bổ sung, về xử lý vật chứng, án phí và các nội dung liên quan khác.
Ngày 06/10/2008 bị cáo Phan Tấn Hùng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 13/10/2008 bị cáo Huỳnh Kiến Trung có đơn kháng cáo xingiảm án.
Ngày 06/10/2008 bị cáo Đan Thanh Hùng có đơn kháng cáo xingiảm án.
Ngày 06/10/2008 bị cáo Triệu Quốc Thành có đơn kháng cáo xingiảm án.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 359/2009/HSPT ngày 05/3/2009, Toà án nhân dân Thành phố M quyết định chấp nhận đơn kháng cáo xin giảm án của các bị cáo, sửa án sơ thẩm.
Tuyên bố các bị cáo Phan Tấn Hùng, Huỳnh Kiến Trung, Đan Thanh Hùng phạm tội “Tổ chức đánh bạc”. Áp dụng khoản 1 Điều 249; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 33 Bộ luật hình sự xử phạt Phan Tấn Hùng 2 năm 6 tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày 11/4/2008. Không buộc bị cáoPhan Tấn Hùng nộp thu lợi bất chính 15.000.000đ.
Áp dụng khoản 1 Điều 249; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; điều 47 Bộ luật hình sự; khoản 5 Điều 227 Bộ luật tố tụng hình sự xử phạtĐan Thanh Hùng 10 tháng 24 ngày tù, thời hạn tù tính từ ngày 11/4/2008.
Áp dụng khoản 1 Điều 249; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 33 Bộ luật hình sự xử phạt Huỳnh Kiến Trung 1 năm tù.
Bản án phúc thẩm còn quyết định giảm hình phạt cho Triệu Quốc Thành, tạm giữ số tiền của 3 bị cáo Đan Thanh Hùng, Phan Tấn Hùng và Triệu Quốc Thành tất cả là 8.550.000đ để thi hành án.
Tại công văn số 104/VKS-P3 ngày 07/4/2009 Viện kiểm sát nhân dân Thành phố M có báo cáo đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm nêu trên.
Ngày 23/9/2009, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Kháng nghị giám đốc thẩm số 30/QĐ-VKSTC-V3, đề nghị Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ phần quyết định về hình phạt đối với các bị cáo Phan Tấn Hùng, Huỳnh Kiến Trung, Đan Thanh Hùng và quyết định không buộc bị cáo Phan Tấn Hùng nộp tiền thu lợi bất chính 15.000.000 đồng của bản án hình sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại Quyết địmh giám đốc thẩm số 04/2010/HS-GĐT ngày 10/3/2009 Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị: Huỷ phần quyết định về hình phạt đối với các bị cáo Phan Tấn Hùng, Huỳnh Kiến Trung, Đan Thanh Hùng và quyết định không buộc bị cáo Phan Tấn Hùng nộp tiền thu lợi bất chính 15.000.000 đồng của bản án hình sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
2. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì thấy có đủ cơ sở kết luận Phan Tấn Hùng, Đan Thanh Hùng, Huỳnh Kiến Trung phạm tội “Tổ chức đánh bạc”. Quá trình điều tra và tại các phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm Phan Tấn Hùng đều thừa nhận thu lợi bất chính do hành vi tổ chức đánh bạc tại nhà mà bị cáo đã thuê trọ là từ 10 đến 15 triệu đồng. Theo quy định tại tiết a điểm 7.3 Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì thu lợi từ 5 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng là lớn. Do vậy, bản án sơ thẩm áp dụng điểm b khoản 2 Điều 249 Bộ luật hình sự để xét xử đối với Phan Tấn Hùng, Huỳnh Kiến Trung, Đan Thanh Hùng, Võ Minh Vương, Phan Tấn Lộc là đúng pháp luật. Bản án phúc thẩm cho rằng chưa có căn cứ để áp dụng điểm b khoản 2 Điều 249 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Phan Tấn Hùng vì bị cáo này chỉ khai ước lượng là sai lầm nghiêm trọng về việc đánh giá chứng cứ, từ đó dẫn đến sai lầm về việc áp dụng pháp luật hình sự.
Bản án phúc thẩm không kết luận số tiền Phan Thanh Hùng thu lời bất chính do hành vi tổ chức đánh bạc là bao nhiêu nhưng lại quyết định không tịch thu 15.000.000 đồng là tiền thu lời bất chính mà chính bị cáo đã thừa nhận tại các cơ quan tiến hành tố tụng phù hợp với quy mô, tính chất, thời gian bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, phù hợp với lời khai khác và các chứng cứ khác, cũng là một sai lầm nghiêm trọng, trái với quy định tạiĐiều 41 Bộ luật hình sự.
Do việc đánh giá chứng cứ không đúng nên việc áp dụng pháp luật không chính xác. Toà án cấp phúc thẩm quyết định áp dụng khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự để giảm hình phạt cho các bị cáo Phan Tấn Hùng, Huỳnh Kiến Trung, Đan Thanh Hùng là không đúng với quy định của pháp luật.
Đối với bị cáo Huỳnh Kiến Trung và Đan Thanh Hùng là những người đồng phạm với vai trò giúp sức, được Phan Tấn Hùng thuê làm nhiệm vụ chia bài, được trả công 150.000đ/ngày. Các bị cáo hoạt động một thời gian dài, phạm tội có tổ chức và thuộc trường hợp thu lợi bất chính lớn cho nên phải bị xét xử theo điểm b khoản 2 Điều 249 Bộ luật hình sự mới đúng. Trong vụ án này, bị cáo Võ Minh Vương bị Toà án cấp sơ thẩm xử phạt 3 năm tù về tội “Tổ chức đánh bạc”. Vì không có kháng cáo, kháng nghị nên án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật đối với bị cáo Võ Minh Vương. Việc Toà phúc thẩm áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn và giảm án cho các bị cáo đầu vụ dẫn tới không công bằng về mức án giữa các bị cáo.
Trong vụ án này, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố M đã làm tốt chức trách, nhiệm vụ, kịp thời có văn bản báo cáo đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thông báo để các đơn vị trong toàn ngành nghiên cứu, rút kinh nghiệm chung nhằmnâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố và xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
---------------------------------------
11- Vụ án Nguyễn Trí Dũng và Lê Thị Thuý phạm tội "Tổ chức đánh bạc".
Nguồn: Thông báo số 337/TB-VKSTC-V3 ngày 05 tháng 11 năm 2009
Ngày 20/7/2009 Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm vụ án Nguyễn Trí Dũng và Lê Thị Thuý phạm tội “Tổ chức đánh bạc” do bị Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm. Qua vụ án này, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thấy cần thiết rút kinh nghiệm về công tác điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự
I. Nội dung vụ án:
Khoảng 22h ngày 18/2/2008, Công an huyện H kết hợp cùng Công an xã V bắt quả tang một sòng bạc tại nhà sau của ông Nguyễn Văn Bình. Tang vật thu giữ là 02 bộ bài tây, 1.320.000đ và một số đối tượng tham gia đánh bài ăn tiền như Nguyễn Mỹ Hương, Nguyễn Văn Mua, Trần Văn Mừng, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Thanh Út, Võ Văn Vũ, Lê Kim Hiền, Lâm Thuý Hằng, Trương Kim Loan, Trần Văn Bảy, Lê Văn Út, Nguyễn Văn Hải, Phạm Hoàng Giang.
Quá trình điều tra xác minh được Nguyễn Trí Dũng cùng vợ là Lê Thị Thuý đã tổ chức cho nhiều người (khoảng trên 10 người) đánh bạc (loại bài binh Ấn Độ có 1 tụ là cái, 3 tụ chơi, 1 tụ chơi có thể có nhiều người khác ké thạnh) ăn tiền tại nhà của mình từ ngày 06/2/2008 đến ngày 17/2/2008 để thu tiền xâu. Khoảng 19h ngày 18/2/2008 lợi dụng lúc ông Nguyễn Văn Bình và bà Lê Thị Năm (là cha mẹ ruột của Dũng) không có nhà, Dũng và Thuý chuyển sòng bạc sang nhà ông Bình để tổ chức đánh bạc và thu tiền xâu nhằm đổi địa điểm và tránh sự chú ý của công an, trong khi đang đánh bạc thì bị bắt quả tang. Dũng khai nhận là người tổ chức và trực tiếp thi tiền xâu, khi Dũng đi vắng hay làm việc cá nhân thì vợ Dũng đứng ra nhận tiền xâu hộ sau đó đưa lại cho Dũng. Tổng số tiền Dũng thu lợi bất chính được là 3.000.000đ, đã nộp cho Cơ quan điều tra.
Đối với số tiền 1.320.000đ thu được ở trước cửa buồng cách chiếu bạc khoảng 05m, do không xác định được những người đánh bạc đã dùng hoặc sẽ dùng vào việc đánh bạc, nên Công an huyện H đã ra quyết định xử phạt hành chính những người tham gia đánh bạc và tịch thu số tiền trên sung công quỹ Nhà nước.
II. Quá trình giải quyết vụ án.
Tại Cáo trạng số 19/KSĐT-TA ngày 23/5/2008, Viện kiểm sát nhân dân huyện H, tỉnh B truy tố Nguyễn Trí Dũng và Lê Thị Thuý về tội “Tổ chức đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 19/2008/HSST ngày 20/6/2008, Toà án nhân dân huyện H áp dụng khoản 1 Điều 249; điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Trí Dũng 02 năm tù về tội “Tổ chức đánh bạc”. Áp dụng khoản 1 Điều 249; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 60 Bộ luật hình sự xử phạt Lê Thị Thuý 01 năm 06 tháng tù về tội “Tổ chức đánh bạc” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 03 năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. Giao bị cáo Thuý cho Uỷ ban nhân dân xã V, huyện H theo dõi giáo dục trong thời gian thử thách. Áp dụng các điểm c và đ khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự tịch thu sung quỹ nhà nước số tiền 3.000.000đ.
Ngày 23/6/2008, Nguyễn Trí Dũng có đơn kháng cáo xin giảm hình phạt, Lê Thị Thuý không kháng cáo và không bị kháng nghị, bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật đối với bị cáo Thuý.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 137/2008/HSPT ngày 29/8/2008, Toà án nhân dân tỉnh B áp dụng khoản 1 Điều 249; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Trí Dũng 01 năm 06 tháng tù về tội “Tổ chức đánh bạc”; huỷ bản án hình sự sơ thẩm số 19/2008/HSST ngày 20/6/2008 của Toà án nhân dân huyện H, tỉnh B đã xử phạt Lê Thị Thuý 01 năm 06 tháng tù về tội “Tổ chức đánh bạc” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 03 năm tính từ ngày tuyên án sơ thẩm; giao hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân huyện H để điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung.
Tại quyết định kháng nghị số 10/2009/HS-TK ngày 27/3/2009, Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 137/2008/HSPT ngày 29/8/2008 của Toà án nhân dân tỉnh B và đề nghị Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản án hình sự sơ thẩm số 19/2008/HSST ngày 20/6/2008 của Toà án nhân dân huyện H, tỉnh B để điều tra lại theo thủ tục chung.
Tại quyết định giám đốc thẩm số 20/2009/HS-GĐT ngày 20/7/2009, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao quyết định huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 37/2008/HSPT ngày 29/8/2008 của Toà án nhân dân tỉnh B và bản án hình sự sơ thẩm số 19/2008/HSST ngày 20/6/2008 của Toà án nhân dân huyện H để diều tra lại.
III. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
1. Về thủ tục tố tụng.
Sau khi Toà án cấp sơ thẩm kết án Nguyễn Trí Dũng và Lê Thị Thuý về tội “Tổ chức đánh bạc” thì chỉ có bị cáo Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, còn bị cáo Lê Thị Thuý không kháng cáo và cũng không có kháng nghị nên án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật về phần quyết định đối với Thuý.
Toà án cấp phúc thẩm lại xét xử vắng mặt bị cáo Dũng do Dũng đi biển đánh cá xa không về kịp và không triệu tập bị cáo Lê Thị Thuý đến phiên toà để làm sáng tỏ vụ án mà lại áp dụng khoản 1 Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự để huỷ bản án hình sự sơ thẩm đối với Lê Thị Thuý để điều tra, xét xử lại là trái với quy định tại Điều 230 và Điều 241 Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền và phạm vi xét xử phúc thẩm. Lẽ ra, Toà án cấp phúc thẩm phải triệu tập Lê Thị Thúy đến phiên toà để làm rõ việc bị cáo có mặt tại nhà ông Bình lúc sòng bạc bị Công an bắt quả tang hay không, thu tiền xâu khi nào. Nếu nhận thấy không đủ căn cứ chứng minh Lê Thị Thuý có hành vi cùng Nguyễn Trí Dũng có hành vi tổ chức đánh bạc thì Toà án cấp phúc thẩm cũng chỉ có quyền tuyên bố bị cáo không phạm tội, huỷ bản án hình sự sơ thẩm và đình chỉ xét xử đối với bị cáo Thuý. Nếu thấy cần kháng nghị giám đốc thẩm thì kiến nghị với Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Về nội dung vụ án.
Căn cứ các tài liệu trong hồ sơ vụ án thì vợ chồng Dũng và Thuý đã tổ chức đánh bạc từ ngày 06/2/2008 đến ngày 17/2/2008 tại nhà Dũng cho khoảng trên 10 người tham gia. Riêng ngày 18/2/2008 thì ban ngày đánh bạc tại nhà Dũng đến 19h cùng ngày chuyển sòng bạc sang nhà ông Bình thì bị bắt quả tang.
Tại bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện H nhận định: Quá trình điều tra xác minh được Dũng và Thuý tổ chức đánh bạc từ 08/2/2008 đến 18/2/2008 thì bị bắt quả tang nhưng khi kết luận chỉ truy tố Dũng và Thuý phạm tội trong ngày 18/2/2008 là bỏ lọt hành vi phạm tội. Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm trong khi xét xử chưa làm rõ trong khoảng thời gian trên các bị cáo đã tổ chức bao nhiêu lần, có bao nhiêu người tham gia và thời gian đánh bạc bao nhiêu lâu, thu lời bất chính bao nhiêu tiền. Bởi lẽ căn cứ vào lời khai của các bị cáo và nhân chứng thì các bị cáo tổ chức đánh bạc trong thời gian dài từ 10 đến 20 người đánh bạc mỗi lần.
Như vậy, nếu xác định được các bị cáo tổ chức đánh bạc từ 5 lần trở lên và thu lời bất chính là nguồn thu nhập chính thì phải truy tố theo điểm a khoản 2 Điều 249 Bộ luật hình sự (phạm tội có tính chất chuyên nghiệp). Nếu không thuộc trường hợp trên thì cũng phải áp dụng điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự (phạm tội nhiều lần). Toà án cấp phúc thẩm áp dụng thêm khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự đối với Dũng vì cho rằng gia đình Dũng đang thờ cúng liệt sỹ Nguyễn Văn Hưng là con nuôi của cha Dũng để giảm hình phạt cho Dũng là không đúng.
Điều đáng lưu ý là tại phiên toà sơ thẩm, kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử kết luận vụ án đề nghị Hội đồng xét xử kết án Nguyễn Trí Dũng và Lê Thị Thuý về tội “Tổ chức đánh bạc”. Đến phiên toà phúc thẩm kiểm sát viên kết luận vụ án có đủ căn cứ xử phạt Lê Trí Dũng về tội “Tổ chức đánh bạc” nhưng lại đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng thêm khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự giảm hình phạt cho Dũng vì gia đình bị cáo thờ cúng liệt sỹ Nguyễn Văn Hưng là con nuôi của cha Dũng. Huỷ phần quyết định của bản án hình sự sơ thẩm đối với Lê Thị Thúy để điều tra lại là không đúng.
Như vậy, trong vụ án này, ngay từ giai đoạn điều tra thu thập chứng cứ không đầy đủ và toàn diện. Quá trình truy tố, xét xử còn nhiều sai phạm nên ngày 20/7/2009 Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao đã xét xử giám đốc thẩm huỷ cả hai bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm để giải quyết lại vụ án từ giai đoạn điều tra cho đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là những vấn đề cần rút kinh nghiệm qua xét xử giám đốc thẩm vụ án Nguyễn Trí Dũng và Lê Thị Thuý phạm tội “Tổ chức đánh bạc”. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo để các đơn vị nghiên cứu rút kinh nghiệm chung, nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
-------------------------------------------
12- Vụ án Nguyễn Hoàng Anh phạm tội "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”
Nguồn: Thông báo số 375/TB-VKSTC-V3 ngày 27 tháng 11 năm 2009
Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án Nguyễn Hoàng Anh phạm tội "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo thủ tục giám đốc thẩm. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xét thấy cần thông báo rút kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự ở cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm.
I. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án:
Khoảng 15 giờ ngày 14/10/2006, Nguyễn Hoàng Anh (có giấy phép lái xe hạng B2) điều khiển xe ôm BKS 22L-2637(loại xe bán tải do Nguyễn Hoàng Anh mượn của Sở Điện lực tỉnh T để đi công tác, đi từ thị trấn V, huyện C vào xã M, huyện C, tỉnh T. Do vào cua tránh xe mô tô đi ngược chiều nên Anh đạp phanh gấp làm cho xe ôtô bị lết rê ngang đường. Nghe thấy tiếng ô tô phanh lết, chị Nguyễn Thị Thu Thủy đang đi bộ cùng chiều, sát lề đường bên phải phía trước bỏ chạy, nhưng không kịp, thùng xe bên phải của xe ôtô đã va vào người chị Thủy làm chị ngã văng ra cách mét đường khoảng 3 mét. Nguyễn Hoàng Anh đưa chị Thủy đến bệnh viên cấp cứu, sau đó đến Phòng cảnh sát giáo thông Công an tỉnh T trình báo sự việc.
Tại kết luận giám định pháp y kết luận chị Nguyễn Thị Thu Thủy bị chấn thương sọ não, rách da đầu vùng trán, đụng dập não, tụ máu não rải rác hai bên bán cầu đại não, để lại di chứng liệt cứng tứ chi, rối loạn dinh dưỡng và cơ tròn, vùng sẹo đầu, kích thước nhỏ không ảnh hưởng đến thấm mỹ và chức năng, tổn hại sức khỏe 97% tạm thời.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 11/2007/HSST ngày 23/4/2007 toà án nhân dân huyện C, tỉnh T áp dụng khoản 1 khoản 5 Điều 202; các điểm b và p khoản 1 , khoản 2 Điều 46; Điều 60 BLHS xử phạt Nguyễn Hoàng Anh 20 tháng tù về tội "Vi phạm quy định vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 30 tháng.
Về bồi thường dân sự: tách phần bồi thường để giải quyết, xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự khi có yêu cầu của người bị hại (chị Thuỷ vắng mặt tại phiên toà, có uỷ quyền cho ông Nguyễn Đức Giang (là bố đẻ) tham gia phiên toà).
Ngày 16/11/2007,Toà án nhân dân huyện C, tỉnh T tống đạt bản án hình sự sơ thẩm nêu trên cho người bị hại Nguyễn Thị Thu Thuỷ.
Ngày 16/11/2007, Nguyễn Thị Thu Thuỷ có đơn kháng cáo với nội dung: Đề nghị xét xử phần dân sự trong vụ án hình sự; xem xét lại phần người bị hại bị mất thu nhập, cụ thể là tăng mức bồi thường 4.700.000đồng/ tháng từ đầu năm 2007 đến khi sức khoẻ bình phục và đề nghị Toà án xử phạt bị cáo 02 năm tù giam.
Ngày 12/12/2007, chị Nguyễn Thị Thu Thuỷ có đơn đề nghị và uỷ quyền cho ông Nguyễn Đức Giang thay mặt tham gia tố tụng tại phiên toà (có xác nhận của UBND xã); ngày 14/12/2007 chị Thuỷ chết.
Tại phiên toà phúc thẩm ngày 14/01/2008 toà án nhân dân tỉnh T đã hoãn phiên toà với lý do Người bị hại chết và gia đình người bị hại chưa xuất trình được căn cước người bị hại đã chết.
Tại Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 06/2008/HSPT-QĐ ngày 26/02/2008, Toà án nhân dân tỉnh T đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Hoàng Anh, phạm tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" với lý do: Trước khi mở phiên toà phúc thẩm người bị hại chết.
II. Một Số Vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Đây là vụ án vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, nhưng trong quá trình xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các cơ quan tiến hành tố tụng lại vi phạm về cả về nội dung cũng như vi phạm về thủ tục khi tiến hành các hoạt động tố tụng nên cấp giám đốc thẩm kháng nghị huỷ quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm nêu trên đối với bị cáo Nguyễn Hoàng Anh để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Vụ án này, người bị hại là chị Nguyễn Thị Thu Thuỷ sinh năm 1982: khi bị tai nạn chị đang mang thai tháng thứ 8, sau khi bị tai nạn chị Thuỷ sinh cháu Nguyễn Quyết Thắng, sau đó cháu Thắng bị chết do đẻ non tháng; chị Nguyễn Thị Thu Thuỷ suy giảm sức khoẻ 97% tạm thời.
Đáng lưu ý là khi xét xử sơ thẩm, chị Thuỷ vắng mặt nên đã có uý quyền cho ông Nguyễn Đức Giang (là bố đẻ chị Thuỷ) tham gia phiên toà. Tại phiên toà, đại diện của người bị hại đề nghị ngoài số tiền 100.000.000 đồng đã bồi thường, yêu cầu bồi thường thêm khoản nuôi dưỡng, chăm sóc, phục vụ người bị hại trong thời gian sức khoẻ chưa bình phục và không lao động được nhưng Toà án cấp sơ thẩm cho rằng người bị hại chưa cung cấp các tài liệu chứng minh về các chi phí cụ thể cho việc chữa chạy, chăm sóc cho người bị hại và do người bị hại vắng mặt tại phiên toà có thể ảnh hưởng đến quyền lợi trong việc yêu cầu bồi thường thêm nên tách phần bồi thường dân sự để giải quyết sau theo thủ tục tố tụng dân sự.
Như vậy, việc Toà án cấp sơ thẩm tách phần bồi thường thiệt hại để giải quyết, xét xử theo theo thủ tục tố tụng dân sự khi có yêu cầu của người bị hại là không đúng với nguyên tắc chung phần dân sự trong vụ án hình sự phải được giải quyết cùng với xem xét về phần hình sự trong cùng vụ án hình sự. Chỉ được tách để giải quyết phần hay một phần dân sự trong vụ án hình sự bằng một vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự khi có yêu cầu, nếu phần dân sự được tách không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo và thuộc một trong các trường hợp sau đây:... người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự đã có yêu cầu nhưng không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Toà án nói riêng...Vì lý do nào đó mà cơ quan điều tra chưa thu thập chứng cứ, chứng minh làm rõ thì Thẩm phán có quyền tiến hành những việc cần thiết cho việc mở phiên tào như: yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình. Có thể triệu tập người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng lấy lời khai hoặc các việc khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự...Trong trường hợp này không phân biệt vào kết quả thu thập đã đủ hay chưa thì trong thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 151 BLTTHS, Thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Căn cứ vào kết quả xét hỏi và xem xét các chứng cứ tại phiên toà sơ thẩm mà Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyết định tương ứng.Nguyên tắc chung này đã được Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự được quy định tại công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003.
Sau khi xét xử sơ thẩm chị Nguyễn Thị Thu Thuỷ có đơn kháng cáo phần dân sự đồng thời kháng cáo đề nghị xét xử phúc thẩm không cho bị cáo Nguyễn Hoàng Anh hưởng án treo. Do tình trạng sức khoẻ của chị Thuỷ không phục hồi được nên chị Thuỷ làm giấy đề nghị và uỷ quyền cho ông Nguyễn Đức Giang, thay mặt chị Thuỷ tham gia phiên toà và sau khi làm uý quyền một thời gian chị Thuỷ đã chết trước khi mở phiên Toà phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm căn cứ Điều 39 và Điều 238 Bộ luật tố tụng hình sự, đình chỉ xét xử phúc thẩm với lý do người bị hại chết trước khi xét xử phúc thẩm. Việc đình chỉ này là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Cần phải hiểu rằng mặc dù người bị hại chết nhưng đã được uỷ quyền cho người đại diện tham gia phiên toà với nội dung kháng cáo của người bị hại thì Toà án cấp phúc thẩm vẫn phải xét xử và ông Nguyễn Đức Giang có quyền tham gia phiên toà để bảo về quyền lợi hợp pháp cho con mình là chị Nguyễn Thị Thu Thuỷ thì mới đúng theo quy định tại tiểu mục 1.4 mục 1 phần của Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định định khi xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.
Chính những sai lầm của cấp phúc thẩm trong việc áp dụng pháp luật nên quyền lợi hợp pháp của người bị hại không được đảm bảo và những vi phạm này của Hội đồng xét xử cũng không được Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà phát hiện, mà cũng đồng tình với quan điểm của Hội đồng xét xử đề nghị đình chỉ xét xử vụ án.
Như đã phân tích những vi phạm của cấp phúc thẩm khi giải quyết vụ án, trong đó có một phần trách nhiệm của Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên toà chưa xem xét nội dung kháng cáo và những đề nghị của người đại diện hợp pháp của người bị hại và chưa chú ý nghiên cứu kỹ Nghị quyết số 05/NQ-HĐTP nên chưa phát hiện được những thiếu sót của Hội đồng xét xử tại phiên toà. Chính vì vậy mà cấp giám đốc thẩm đã phải kháng nghị, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, xét thấy cần rút kinh nghiệm để các viện kiểm sát địa phương nghiên cứu trao đổi về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
13- Vụ án Lương Văn Sự phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”
Nguồn: Thông báo số 220/TB-VKSTC-V3 ngày 20 tháng 07 năm 2007
Ngày 11-4-2007 Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Lương Văn Sự phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” ở tỉnh V, do Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị.
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, viện kiểm sát nhân dân tối cao thấy cần tổng hợp rút kinh nghiệm chung nhằm nâng cao công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự trong giai đoạn hiện nay.
I. Nội dung vụ án.
Khoảng l0giờ 30 phút ngày 29-7-2005 Lượng Văn Sự có giấy phép lái xe ô tô tải chở đất chạy trên đường Quốc lộ 2C. Khi đến ngã tư phường Đồng Tâm là điểm giao nhau giữa Quốc lộ 2A và Quốc lộ 2C thì có tín hiệu đèn đỏ. Sự dừng xe sau vạch sơn ở phần đường của mình và bật đèn xi nhan xin rẽ phải ra đường Quốc lộ 2A. Lúc dừng xe sự quan sát thấy ở đầu xe phía bên phải có hai cháu gái đi xe đạp đèo nhau (là cháu Lê Thị Huyền Trang sinh năm 1988 chở cháu Lê Thị Khánh Linh sinh năm 1997) đang dừng xe đạp ở cạnh ô tô. Đến khi đèn tín hiệu chuyển xanh thì hai cháu điều khiển xe đạp đi thẳng. Sự điều khiển xe ô tô đi sau rẽ phải sang Quốc lộ 2A. Do mải quan sát phía bên phải để điều khiển xe chuyển hướng, không quan sát phía trước và phía bên trái nên bađơxóc bên trái xe ô tô cán vào xe đạp làm cho hai cháu bị ngã ra đường và bị lọt vào trong gầm xe ô tô. Do không phát hiện được va chạm, Sự vẫn tiếp tục cho xe chuyển hướng rẽ phải nên bánh sau bên trái xe ô tô chèn qua người cháu Linh làm cho cháu bị chết ngay tại chỗ, sau đó chèn tiếp lên người cháu Trang làm cho cháu bị thương nặng. Thấy bánh xe ô tô bị kênh, Sự mới biết được xảy ra tai nạn nên đã dừng xe Ô tô và đến đồn Công an trình báo. Cháu Trang được đưa đi cấp cứu nhưng do bị thương quá nặng nên cũng bị tử vong.
Ngày 19-8-2005 Gia đình Lương Văn Sự đã tự nguyện bồi thường tiền mai táng phí và tổn thất tinh thần cho đại diện người bị hại 90 triệu đồng và gia đình người bị hại có đơn đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo Lương Văn Sự.
II. Qúa trình giải quyết vụ án.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 04/2006/HSST ngày 20-1-2006 của Toà án nhân dân thị xã V áp dụng điểm đ khoản 2, khoản 5 Điều 202; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Điều 47 Bộ luật hình sự: Xử phạt Lương Văn Sự 2 năm tù về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ".
Áp dụng khoản 2 Điều 41; khoản 1 Điều 42 Bộ luật hình sự xác nhận bị cáo đã bồi thường cho đại diện người bị hại 90 triệu đồng.
Ngày 22-1-2006 chị Nguyễn Thị T đại diện cho người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo.
Ngày 24-1-2006 Lương Văn Sự kháng cáo xin được hưởng án treo.
Bản án hình sự phúc thẩm số 21/2006/HSPT ngày 29-3-2006 của Toà án nhân dân tỉnh V, áp dụng điểm d khoản 2 Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự giữ nguyên quyết định về tội danh và hình phạt của Toà án cấp sơ thẩm đối với Lương Văn Sự.
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 31/QĐ-VKSTC-V3 ngày 28-2-2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 21/2006/HSPT ngày 29-3-2006 của Toà án nhân dân tỉnh V để xét xử phúc thấm lại tăng hình phạt đối với Lương Văn Sự. Kháng nghị này đã được Hội đồng Giám đốc thẩm Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao chấp nhận tại Quyết định giám đốc thẩm số 06/HS-CRĐT ngày 1-4-2007.
III. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Trong vụ án này Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết án Lương Văn Sự về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" là có căn cứ vấn đề cần rút kinh nghiêm là việc áp dụng hình phạt đối với bị cáo cho đúng pháp luật.
Lương Văn Sự đã điều khiển xe ô tô gây ra tai nạn. Lỗi hoàn toàn thuộc về bị cáo, hậu quả xảy ra rất nghiêm trọng làm chết hai cháu Lê Thị Huyền Trang và Lê Thị Khánh Linh là con của một gia đình được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm tù.
Do đó mặc dù bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ nhưng Toà án địa phương quá nhấn mạnh đến các tình tiết này (như bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại 90 triệu đồng, bị cáo thành khẩn khai báo nhận tội, có thời gian tham gia quân đội và có anh trai là liệt sĩ và đang có trách nhiệm nuôi dưỡng mẹ liệt sỹ) để xử phạt Lương Văn Sự 2 năm tù là quá nhẹ.
Về việc áp dụng pháp luật cũng cần rút kinh nghiệm là bị cáo Lương Văn Sự phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự nhưng Toà án cấp phúc thẩm lại áp đụng điểm d khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự để xử phạt bị cáo là không chính xác. Vấn đề nữa cần lưu ý trong vụ án này là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử do không đánh giá đúng tính chất nguy hiểm và hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra đã đề nghị Hội đồng xét xử xử phạt Lương Văn Sự 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm. Đề nghị này của Kiểm sát viên đã không được Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận. Đến phiên toà phúc thẩm Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử lại đề nghị Hội đồng xét xừ cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm cho bị cáo được hưởng án treo. Do có những thiếu sót nêu trên nên cả Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao đều thống nhất huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 21/2006/HSPT ngày 29-3-2006 của Toà án nhân dân tỉnh V về phần quyết định hình phạt đối với Lương Văn Sự để xét xử phúc thẩm lại theo hướng tăng nặng hình phạt đối với bị cáo.
Trên đây là bản án hình sự đã bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao xem xét lại, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo rút kinh nghiệm chung nhằm nâng cao công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự trong toàn ngành.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
--------------------------------------
14- Vụ án Đặng Hồng Cừu phạm tội "Vi phạm quy định vê điều khiển phương tiện giao thông đường bộ"
Nguồn: Thông báo số 114/TB-VKSTC-V3 ngày 31/05/2011
Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án Đặng Hồng Cừu phạm tội "Vi phạm quy định vê điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" ở tỉnh N. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xét thấy cần thông báo rút kinh nghiệm một số điểm trong quá trình giải quyết vụ án.
I. Nội dung vụ án:
Vào khoảng tháng 12/2006 Đặng Hồng Cừu được cha ruột là Đặng Hồng Thanh cho quản lý, sử dụng xe mô tô BKS 7... L3- 8549 để đi làm công nhật tại Nhà máy bánh kẹo Q, trong khi Cừu chưa có giấy phép lái xe.
Ngày 19/02/2007 Đặng Hồng Cừu điều khiển xe mô tô nói trên đi từ nhà Cừu ở xã L huyện T qua xã G huyện S thăm, chơi ở nhà người bạn gái tên là Nguyễn Thị Tuyết Hạnh. Khoảng 14 giờ ngày 19/2/2007 Đặng Hồng Cừu chở chị Hạnh đi chơi ở thành phố N. Khi Cừu điều khiển xe đến km 13+200 tỉnh lộ 623 thuộc địa phận thôn D, xã S, huyện P, tỉnh N thì tông vào xe mô tô biển kiểm soát 7... V9- 1241 do anh Nguyễn Thanh Mùi (có giấy phép lái xe hợp lệ) điều khiển chở mẹ là bà Võ Thị Thiên đi ngược chiều làm bà Thiên bị ngã xuống đường, bị thương nặng được đưa đến bệnh viện cấp cứu và điều trị, đến ngày 21/02/2007 thì chết. Kết quả giám định pháp y bà Võ Thị Thiên chết là do chấn thương sọ não, xương hộp sọ bị vỡ nứt.
Kết luận điều tra số 64 ngày 10/10/2007 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện P đề nghị truy tố Đặng Hồng Cừu tội “Vi phạm các quy đỉnh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo Điều 202 Bộ luật hình sự và Đặng Hồng Thanh tội "Giao cho người không đủ điều kiện..." theo Điều 205 Bộ luật hình sự.
Cáo trạng số 44 ngày 15/11/2007 của Viện kiểm sát nhân dân huyện P truy tố Đặng Hồng Cừu theo điểm a khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự và Đặng Hồng Thanh theo khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự.
Kết luận điều tra bổ sung số 11ngày 31/01/2008 đề nghị truy tố hai bị can theo như kết luận điều tra số 64 ngày 10/10/2007;
Công văn của Viện kiểm sát huyện P truy tố các bị cáo như cáo trạng số 44 ngày 15/11/2007.
Ngày 23/4/2008 Viện kiểm sát huyện P có quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can Đặng Hồng Thanh;
Cáo trạng số 13/24/4/2008 của Viện kiểm sát huyện P truy tố Đặng Hồng Cừu theo điểm a khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự.
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm có 6 lần hoãn phiên toà.
Bản án hình sự sơ thẩm số 13/2009/HSST ngày 01/4/2009 của Toà án nhân dân huyện P căn cứ khoản 2 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự tuyên bố Đặng Hồng Cừu không phạm tội.
Kháng nghị phúc thẩm số 133 ngày 13/4/2009 của Viện kiểm sát nhân dân huyện P đề nghị Toà án nhân dân tỉnh N xét xử phúc thẩm theo hướng Đặng Hồng Cừu phạm tội theo điểm a khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự.
Bản án hình sự phúc thẩm số 155/2009/HSPT ngày 21/9/2009 của Toà án nhân dân tỉnh N chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát huyện P huỷ án hình sự sơ thẩm số 13 ngày 01/4/2009 để xét xử lại với Hội đồng xét xử mới.
Bản án hình sự sơ thẩm số 01/2010/HSST ngày 6/1/2010 của Toà án nhân dân huyện P, áp dụng điểm a khoản 2 Điều 202, điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự xử phạt Đặng Hồng Cừu 4 năm tù. Về trách nhiệm dân sự buộc Đặng Hồng Thanh phải bồi thường thiệt hại cho anh Nguyễn Hoà (là người đại diện hợp pháp của bà Thiên) số tiền là 53.631.000 đồng.
Đặng Hồng Cừu kháng cáo kêu oan.
Bản án hình sự phúc thẩm số 59/2010/HSPT ngày 02/8/2010 của Toà án nhân dân tỉnh N huỷ án hình sự sơ thẩm số 01 ngày 06/01/2010 của Toà án huyện P để điều tra lại theo thủ tục chung.
Bản án hình sự phúc thẩm số 59/2010/HSPT ngày 02/8/2010 của Toà án nhân dân tỉnh N bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng huỷ bản án hình sự nêu trên, giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh N để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
II. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Theo các tài liệu, chứng cứ thể hiện trong hồ sơ vụ án cho thấy hai xe va quyệt vào nhau đều ở phía bên phải của xe mô tô mỗi người và Đặng Hổng Cừu là người đã điều khiển xe mô tô BKS 7... L3- 8549 đâm vào xe mô tô BKS 7... V9-1241 do anh Nguyễn Thanh Mùi điều khiển trước. Do đó, có đủ căn cứ kết luận đây là vụ tai nạn giao thông do lỗi hỗn hợp của Đặng Hồng Cừu và Nguyễn Thanh Mùi, trong đó Đặng Hồng Cừu là người có lỗi nhiều hơn (Đặng Hồng Cừu không có giấy phép lái xe). Vì vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Đặng Hồng Cừu là có căn cứ và cần thiết.
Đối với anh Nguyễn Thanh Mùi cũng có một phần lỗi, nhưng anh Mùi có mẹ đã chết trong vụ tai nạn giao thông này, nên không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về phần bồi thường dân sự: Ông Đặng Hồng Thanh biết rõ Đặng Hồng Cừu chưa có giấy phép lái xe, không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông có dung tích xi lanh trên 50cc, nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn giao xe cho Đặng Hồng Cừu quản lý, sử dụng và Đặng Hồng Cừu đã sử dụng gây tai nạn làm chết một người. Hành vi của Đặng Hồng Thanh đủ yếu tố cấu thành tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ" theo quy định tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự. Quá trình giải quyết vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng đã xem xét Đặng Hồng Thanh có nhân thân tốt, sai phạm lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên Viện kiểm sát nhân dân huyện P đã áp dụng khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự quyết định đình chỉ điều tra, miễn trách nhiệm hình sự đối với Đặng Hồng Thanh là có căn cứ. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 263 Bộ luật dân sự và theo hướng dẫn tại điểm b Mục 2 phần III Nghị quyết sô 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" thì ông Nguyễn Hồng Thanh là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại là bà Võ Thị Thiên tương ứng với mức độ lỗi của Đặng Hồng Cừu gây ra trong vụ tai nạn giao thông này. Trách nhiệm phần bồi thường còn lại do Nguyễn Thanh Mùi.
Vụ án xẩy ra đã lâu, quá trình giải quyết vụ án hồ sơ trả đi, trả lại nhiều lần để điều tra bổ sung và hai lần cấp Phúc thẩm huỷ án để điều tra xét xử lại. Cơ quan tố tụng cũng có những vi phạm về thủ tục tố tụng như: không lập biên bản thu giữ xe mô tô của Nguyễn Thanh Mùi, sau khi xẩy ra tai nạn anh Mùi đưa mẹ đi cấp cứu và đã gửi xe tại nhà ông Nhân; khi khám nghiệm hiện trường, vẽ sơ đồ hiện trường chưa chi tiết, cụ thể, chưa mô tả hết các vết va chạm giữa hai xe để từ đó có cơ sở đánh giá lời khai của bị cáo, lời khai của nhân chứng nhằm xác định lỗi để áp dụng mức hình phạt đối với bị cáo và mức bồi thường dân sự trong vụ án.
Những thiếu sót của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án như đã phân tích ở trên, Kiểm sát viên cần phải quan tâm đến việc kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, vẽ sơ đồ hiện trường và thu thập các chứng cứ của vụ án để đánh giá chứng cứ, xác định lỗi, xác định trách nhiệm bồi thường. Đây là những thiếu sót của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung cần được rút kinh nghiệm.
Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, xét thấy cần rút kinh nghiệm để các Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu trao đổi, về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự nhằm hạn chế những thiếu sót và vi phạm./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
------------------------------------------
15- Vụ án Trần Văn Chung phạm tội "đánh bạc"
Nguồn: Thông báo số 139/TB-VKSTC-V3 ngày 08 tháng 05 năm 2009
Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án Trần Văn Chung phạm tội "đánh bạc". Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần rút kinh nghiệm chung trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm cũng như cấp phúc thẩm, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát xét xử hình sự.
I. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án:
Khoảng 11h 20 phút ngày 30/3/2007 Công an huyện L tỉnh H bắt quả tang Trần Văn Chung, Trần Văn Đạt, Trần Văn Hương, Trần Văn Hiếu, Trần Văn Lễ và Trần Văn Thông đang đánh bạc tại nhà Trần Thị Hậu. Hình thức đánh bạc là chơi xóc đĩa, mỗi ván đặt từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng. Tang vật thu giữ là 6.171.000 đồng và các tang vật dùng để đánh bạc. Trần Văn Chung bỏ trốn đến ngày 23/4/2007 thì bị bắt theo lệnh truy nã.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 36/2007/HSST ngày 19/9/2007, Toà án nhân dân huyện L, tỉnh H đã áp dụng điểm g khoản 1 Điều 248; Điều 33 BLHS xử phạt Trần Văn Chung 10 tháng tù về tội đánh bạc; áp dụng Điều 50, Điều 51 , điểm a khoản 2 Điều 55 BLHS, tổng hợp hình phạt của bản án số 23/HSST ngày 27/5/2004 của Toà án nhân dân thị xã Đ, tỉnh Q, buộc Trần Văn Chung phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 18 tháng tù; thời hạn tù tính từ ngày bắt đi thi hành án được trừ thời hạn tạm giam là 30 ngày.
Ngoài ra tại bản án sơ thẩm còn quyết định về tội danh, hình phạt và xử lý vật chứng, hình phạt bổ sung đối với các bị cáo trong vụ án.
Ngày 24/9/2007 và ngày 3/10/2007, Trần Văn Đạt và Trần Văn Chung kháng cáo xin được hưởng án treo.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 71/2007/HSPT ngày 14/11/2007, Toà án nhân dân tỉnh H giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm đối với Trần Văn Chung và sửa bản án hình sự sơ thẩm cho Trần Văn Đạt được hưởng án treo.
Sau khi kiểm tra, bản án và hồ sơ vụ án thấy rằng: Bản án hình sự sơ thẩm số 23/HSST ngày 27/5/2004 của Toà án nhân dân thị xã Đ, tỉnh Q xử phạt Trần Văn Chung 24 tháng cải tạo không giam giữ về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đương bộ". Tuy nhiên, Toà án cấp sơ thẩm lại quyết định thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ ngày tuyên án sơ thấm (27/5/2004) và không quyết định giao Trần Văn Chung cho chính quyền địa phương nơi Chung thường trú để giám sát, giáo dục là không đúng pháp luật vì việc chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ được tính từ ngày Toà án ra quyết định thi hành án.
Mặc dù Toà án cấp sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng như đã nêu trên, nhưng đã hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm số 23/HSST ngày 27/5/2004 của Toà án nhân dân thị xã Đ, tỉnh Q và đương nhiên bản án có hiệu lực thi hành. Như vậy, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm (2715/2007 ) đến ngày 27/5/2006 Trần Văn Chung đã chấp hành xong hình phạt 24 tháng cải tạo không giam giữ.
Toà án nhân dân huyện L và Toà án nhân dân tỉnh H đã tổng hợp hai bản án (hình phạt 24 tháng cải tạo không giam giữ tại bản án hình sự sơ thẩm số 23/HSST ngày 27/5/2004 của Toà án nhân dân thị xã Đ, tỉnh Q và hình phạt 10 tháng tù tại bản án hình sự sơ thẩm số 36/2007 ngày 19/9/2007 của Toà án nhân dân huyện L) buộc Trần Văn Chung phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 18 tháng tù là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng các quy định của BLHS. Vụ án nêu trên đã được kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm để huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 71/2007/HSPT ngày 14/11/2007 của Toà án nhân dân tỉnh H và bản án hình sự sơ thẩm số 36/2007/HSST ngày 19/9/2007 của Toà án nhân dân huyện L, tỉnh H về phần tổng hợp hình phạt đối với Trần Văn Chung.
Ngày 24/10/2008 vụ án được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm Toà hình sự toà án nhân dân tối cao chấp nhận.
II. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Đây là vụ án mà Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án đã có những sai lầm trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tổng hợp hình phạt đã gây thiệt hại cho bị cáo Trần Văn Chung về chấp hành hình phạt.
Qua vụ án này cho thấy, từ sai lầm của bản án hình sự sơ thẩm số 23/HSST ngày 27/5/2004 của Toà án nhân dân thị xã Đ, tỉnh Q trong việc tuyên án không đúng pháp luật, không giao bị cáo cho chính quyền địa phương giám sát, giáo dục. Những vi phạm đó chưa được phát hiện kịp thời nên không kháng nghị giám đốc thẩm được vì thời hạn đã hết. Đến khi Trần Văn Chung phạm tội đánh bạc và được đưa ra xét xử sơ thẩm tại Toà án nhân dân huyện L và Toà án nhân dân tỉnh H xét xử phúc thẩm thì Toà án cả hai cấp cũng không phát hiện được những sai lầm trước đó của Bản án số 23/HSST ngày 27/5/2004 mà lại tiếp tục có những sai lầm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự để tổng hợp hình phạt đối với Trần Văn Chung.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm cũng như cấp phúc thẩm đã có những sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng các quy định của pháp luật của Bộ luật hình sự. Do đó, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, xét thấy cần rút kinh nghiệm để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu trao đổi, nhằm khắc phục những thiếu sót và nâng cao công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự./.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
16 - Vụ án Lê Thị Hồng Xâm, Nguyễn Thị Thu Trà, Nguyễn Văn Sơn phạm tội mua bán trái phép vật liệu nổ
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Khoảng 21 giờ ngày 31/3/2003, Công an phường bắt quả tang Nguyễn Văn Sơn điều khiển xe máy chở Phạm Văn Phúc, trên xe có một túi ni lông màu đen đựng 2 kg chất bột màu xám. Cũng khoảng 21 giờ ngày 31/3/2003, tại địa điểm khác Công an phường bắt quả tang Nguyễn Thị Thu Trà điều khiển xe máy biển kiểm soát 47H5-5245 chở Lê Thị Hồng Xâm, trên xe có một túi ni lông màu đen đựng 5 kg chất bột màu xám và 20 kíp nổ.
Quá trình điều tra Trâm khai 2 kg thuốc nổ thu của Phúc là do Phúc mua của Xâm.
Tại thông báo kết quả giám định số 03/TB-GĐ ngày 11/6/2003, Phòng kỹ thuật Bộ chỉ huy quân sự tỉnh kết luận 7 kg chất bột màu xám trong 2 túi ni lông màu đen là loại thuốc nổ được nhồi trong bom, ký hiệu là TRITONAT: 20 kớp điện nhôm số 10 còn tốt.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 126/HSST ngày 14/7/2004, TAND thành phố B áp dụng khoản 1 Điều 232; khoản 2 Điều 46; Điều 47 BLHS (đối với Sơn), xử phạt Xâm 24 tháng tù. Trà 12 tháng tù, Phúc 15 tháng tù, Sơn 6 tháng tù đều về tội "mua bán trái phép vật liệu nổ".
Ngày 16/7/2004, Xâm và Trà kháng cáo kêu oan.
Ngày 16/7/2004 Phúc kháng cáo đề nghị xem xét lại bản án hình sự sơ thẩm đối với Phúc và kêu oan cho các bị cáo Xâm, Trà và Sơn.
Ngày 18/7/2004 Sơn kháng cáo xin xem xét lại hình phạt.
Ngày 17/11/2004, Xâm thay đổi kháng cáo, nhận đã thấy thiếu sót, khuyết điểm tội lỗi và xin được hưởng án treo.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 232/HSPT ngày 26/11/2004, TAND tỉnh áp dụng khoản 1 Điều 232; điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 60 BLHS xử phạt Phúc 15 tháng tù về tội "mua bán trái phép vật liệu nổ", nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng; áp dụng điểm d khoản 2 Điều 248; Điều 251 BLHS, tuyên huỷ một phần bản án hình sự sơ thẩm; tuyên bố Xâm, Trà, Sơn không phạm tội "mua bán trái phép vật liệu nổ" và đình chỉ vụ án.
Quyết định giám đốc thẩm số 22 ngày 27/9/2005 của TANDTC đó huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 232/HSPT ngày 26/11/2004 của TAND tỉnh, giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Chứng cứ trong hồ sơ vụ án thể hiện tại biên bản bắt giữ: Xâm khai 5 kg thuốc nổ và 20 kíp nổ là của một người đàn ông không biết tên gửi cho anh xe thồ (bạn của chồng), trên đường cùng Trà đi đưa gói thuốc nổ thì bị bắt. Trà khai cùng Xâm đi chơi, khi bị bắt mới biết là Xâm đi giao thuốc nổ.
Tại Cơ quan điều tra, Xâm khai 5 kg thuốc nổ, 20 kíp nổ là của Xâm và Đậu Đức Đường mua bán chung (Đường đã bỏ trốn). Xâm khẳng định nhờ Trà chở Xâm đi bán thuốc nổ cho anh Tiến, trên đường đi thì bị bắt; 2 kg thuốc nổ bắt giữ của Phúc và Sơn là của Xâm bán cho Phúc, Phúc đó trả 1.600.000 đồng. Trà cũng khai, biết Xâm mua bán thuốc nổ, khi Xâm nhờ, chính Trà vào bếp lấy 2 kg thuốc nổ đưa cho Phúc. Lời khai của Phúc, Sơn phù hợp với lời khai của Xâm, Trà và phù hợp với số lượng thuốc nổ, kíp nổ thu giữ.
Tại phiên toà sơ thẩm, Phúc thay đổi lời khai và nhận 7 kg thuốc nổ, 20 kíp nổ là của Phúc mua của ông Lê Trọng Phông 5 kg thuốc nổ với 20 kíp nổ và nhờ Xâm chuyển giúp, còn 2 kg thuốc nổ Phúc lấy trộm của ông Phông. Tuy nhiên, kết quả điều tra bổ sung cho thấy việc Phúc thay đổi lời khai tại phiên toà sơ thẩm là không có căn cứ.
Toà án cấp phúc thẩm không xem xét, đánh giá một cách toàn diện chứng cứ trong vụ án mà chỉ căn cứ vào lời khai của bị cáo Phúc tại phiên toà để tuyên Xâm, Trà, Sơn không phạm tội là sai lầm.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
17 - Vụ án Mai Văn Thú phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Mai Văn Thú có giấy phép lái xe hạng E. Ngày 14/5/2006, Thú điều khiển xe ô tô chở khách biển kiểm soát 77H - 2277 đi từ Bình Định vào thành phố Hồ Chí Minh. Vào lúc 15h30 khi đi qua km 1545 + 200 quốc lộ 1A thuộc địa phận thôn Gũ Đền tỉnh N., đây là đoạn đường nhựa hơi cong và nghiêng về bên phải. Dọc theo đường bên trái có nhiều nhà dân ở và đường đất đi vào chợ Gũ Đền, độ dốc của mặt đường từ quốc lộ 1A vào chợ Gũ Đền khoảng 15%. Lúc này, Thú phát tín hiệu và vượt xe ô tô đầu kéo Container biển kiểm soát 29V - 2841 do Nguyễn Tuấn Anh điều khiển kéo thùng hàng Container biển kiểm soát 16R - 0572 đang chạy phía trước cùng chiều. Sau khi có sự đồng ý của xe cho vượt Thú cho xe vượt lên trước xe Container. Cùng lúc này có chiếc xe mô tô biển kiểm soát 85R7 - 8355 do anh Bùi Thái Châu điều khiển (chở chị Trần Thị Yến Phương ngồi ở bagar trước, phía sau chở 2 người là anh Nguyễn Tấn Kha và chị Phan Thị Bích) chạy từ đường đất Gũ Đền lên quốc lộ 1A. Khi phát hiện có xe mô tô chạy từ dốc lên và ngược chiều, Thú xử lý phanh chân, đồng thời đánh tay lái qua trái để tránh, nhưng do xe đi với tốc độ cao, ở khoảng cách lại gần, hệ thống phanh chính kém hiệu lực nên đầu góc bên phải phía trước xe ô tô của Thú đâm vào xe mô tô do anh Châu điều khiển. Hậu quả anh Kha và chị Bích chết, anh Châu bị thương với tỷ lệ thương tật 21%; chị Phương bị thương với tỷ lệ thương tật 11%.
Tại bản kết luận giám định kỹ thuật an toàn số 12/KLGĐTN ngày 22/5/2006, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ kết luận: Hiệu quả phanh chính của xe ô tô biển kiểm soát 77H - 2277 không đạt.
Bản án hình sự sơ thẩm số 12/2007/HSST ngày 20/4/2007, TAND huyện tỉnh N. áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 202; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 BLHS xử phạt Tú 26 tháng tù về tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ".
Ngày 04/5/2007 VKSND huyện kháng nghị phúc thẩm đề nghị tăng mức hình phạt đối với bị cáo Thú.
Ngày 02/5/2007, Thú kháng cáo xin được hưởng án treo.
Bản án hình sự phúc thẩm số 23/2007/HSPT ngày 17/7/2007, TAND tỉnh N. đó áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 202; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60 BLHS, xử phạt Thú 26 tháng tù về tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 36 tháng kể từ ngày tuyên án.
Trên cơ sở kháng nghị của VKSNDTC, Quyết định giám đốc thẩm số 07/2008/HS-GĐT ngày 21/3/2008 Toà hình sự TANDTC: Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 23/2007/HSPT ngày 17/7/2007 của TAND tỉnh N. và bản án hình sự sơ thẩm số 12/2007/HSST ngày 20/4/2007 của TAND huyện để điều tra, xét xử lại.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án
Đây là vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà nguyên nhân gây tai nạn là do người điều khiển phương tiện (Mai Văn Thú) biết rõ hệ thống phanh chính của xe ô tô không đảm bảo an toàn kỹ thuật, nhưng vẫn điều khiển xe ô tô tham gia giao thông với tốc độ cao, khi gặp xe ngược chiều thì xử lý không kịp gây tai nạn. Hậu quả xảy ra là rất nghiêm trọng làm chết 2 người và bị thương 2 người. Về nhân thân của bị cáo trước khi phạm tội đã bị bệnh viện tỉnh Đ. xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm hành chính thì lại tiếp tục vi phạm nghiêm trọng hơn. Điều đó nói lên bị cáo là người coi thường pháp luật khi tham gia giao thông. Trong vụ án này khi xét xử, TA huyện đã áp dụng điểm đ (gây hậu quả rất nghiêm trọng) ở khoản 2 Điều 202; các điểm b (người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả), điểm b (thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải) ở khoản 1 và khoản 2 (người bị hại có đơn bãi nại, hoàn cảnh gia đình khó khăn) của Điều 46 và Điều 47 BLHS để xử bị cáo 26 tháng tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (mức án dưới khởi điểm của khung hình phạt). Mức án như vậy là không nặng vì TA đã áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
Khi giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm do bị cáo xin hưởng án treo và VKS kháng nghị tăng hình phạt đối với bị cáo thì TA cấp phúc thẩm lại cho bị cáo hưởng án treo khi không có thêm tình tiết giảm nhẹ mới nào là vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS.
Hơn nữa, Châu là người không có giấy phép lái xe nhưng vẫn tham gia giao thông, điều khiển xe mô tô chở quá số người quy định (chở 3 người), điều khiển xe với tốc độ cao, khi chuyển hướng rẽ sang đường chính không quan sát, không nhường đường cho xe đang đi trên đường chính. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tai nạn, nhưng trong suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương không xem xét trách nhiệm sự hình sự đối với Châu mà lại xác định Châu là người bị hại trong vụ án là không đúng pháp luật, bỏ lọt người phạm tội.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập II
18 - Vụ án Đoàn Đức Lập bị xét xử về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1- Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Khoảng 13h ngày 29/7/2005 Đoàn Đức Lập điều khiển xe ô tô SUZUKI biển kiểm soát 14K2-7543 chở chị Nguyễn Thị Tuyết đi theo hướng từ thị trấn B về xã T. tỉnh Q. Trên giỏ xe phía trước Lập đặt một cặp số, trên cặp số đặt một quả dưa hấu. Khi xe chạy đến đoạn đường km 18+50 - Tl330 thì quả dưa hấu buộc trên cặp số bị trượt nên Lập cúi xuống nhìn và một tay giữ quả dưa hấu cho khỏi rơi, một tay điều khiển xe máy. Do không quan sát đường, Lập đã đi lấn sang phần đường của xe đi ngược chiều và đâm sượt vào xe mô tô Dream II do anh Dịp Văn Tám điều khiển chở anh Nguyễn Thế Hùng ngồi sau chạy theo hướng ngược chiều. Hậu quả cả hai xe bị đổ, anh Nguyễn Thế Hùng ngồi sau xe anh Tám bị văng ra khỏi xe và bị thương.
Tại biên bản giám định pháp y số 309/GĐPY-TT ngày 17/8/2005 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh Q. kết luận: Anh Nguyễn Thế Hùng bị tổn hại 65% sức khoẻ.
Sau khi sự việc xảy ra Lập đã bồi thường cho gia đình anh Hùng 28.000.000 đ và sửa chữa xe cho anh Tám hết 230.000 đ. Anh Hùng và anh Tám không yêu cầu giải quyết về phần dân sự và anh Hùng có đơn đề nghị giảm trách nhiệm hình sự cho Lập.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 07/2005/HSST ngày 17/1/12005 TAND huyện B. đã áp dụng khoản 1 điều 202; các điểm b và p khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt Lập 12 tháng tù về tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ".
Ngày 21/11/2005 Lập có đơn kháng cáo xin hưởng án treo.
Ngày 24/1/2006 Phòng giáo dục huyện B. có văn bản đề nghị TAND tỉnh Q. xét xử cho bị cáo được hưởng án treo.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 17/2006/HSPT ngày 09/2/2006 TAND tỉnh Q. căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 248 BLHS giữ nguyên các quyết định của bản án hình sự sơ thẩm.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 26/2006/HS-GĐT ngay 23/8/2006 Hội đồng giám đốc thẩm Toà hình sự TANDTC quyết định hủy bản án hình sự phúc thẩm số 17/2006/HSPT ngày 09/2/2006 của TAND tỉnh Q.; giao hồ sơ cho TAND tỉnh Q. xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
2- Những kinh nghiệm rút ra từ vụ án.
Nguyên nhân xảy ra tai nạn lỗi hoàn toàn thuộc về Lập, nhưng hậu quả xảy ra chỉ tổn hại sức khoẻ cho nạn nhân là 65%. Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: hậu quả xảy ra chỉ tổn hại sức khoẻ cho nạn nhân là 65%, tự nguyện bồi thường cho anh Hùng 28.000.000 đ, khắc phục hậu quả tai nạn do mình gây ra (sửa chữa xe cho anh Tám) và thành khẩn khai báo. Về nhân thân: Bị cáo có anh trai là liệt sỹ, bản thân là cán bộ công chức nhà nước, có 26 năm công tác ở ngành giáo dục huyện miền núi; người bị hại cũng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo; Phòng giáo dục và Công đoàn huyện B. có văn bản đề nghị cho bị cáo được hưởng án treo để tiếp tục công tác phục vụ sự nghiệp giáo dục của huyện miền núi. Mặc dù bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng TA cấp sơ thẩm chỉ áp dụng điểm b (tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả) và điểm p (thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải) khoản 1 Điêu 46 BLHS, mà không áp dụng các tình tiết giảm nhẹ khác như: điểm s (người phạm tội có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác) khoản 1 Điều 46 BLHS và khoản 2 Điều 46 BLHS (có anh trai là liệt sỹ) để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo là không đúng pháp luật. Khi xét xử phúc thẩm, TA cấp phúc thẩm đã không khắc phục những thiếu sót này của TA cấp sơ thẩm và nhận định: Bị cáo không có thêm tình tiết giảm nhẹ nào ngoài những tình tiết đã được cấp sơ thẩm đề cập và giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm là sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng BLHS.
Nguồn: Sổ tay Kiểm sát viên hình sự tập 2
19. Về việc đề nghị áp dụng hình phạt
Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm (VTHQCT& KSXXPT) tại Đà Nẵng thấy cần nêu một số vụ án hình sự mà Kiểm sát viên (KSV) thực hành quyền công tố tại phiên Toà sơ thẩm đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) xử phạt bị cáo mức án và biện pháp chấp hành hình phạt không phù hợp với hành vi phạm tội của bị cáo, cụ thể như sau:
A. Vụ án: Nguyễn Văn Thọ, phạm tội "Vi phạm quy đính về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ"
Nguyễn Văn Thọ không có giấy phép lái xe Moto trên 50cm3, nhưng vào khoảng 22 giờ ngày 16/6/2002 đã điều khiển xe Moto biển số 60Y-7556 có dung tích xi lanh 70cm3 tham gia giao thông trên đường thuộc xã T, huyện H, tỉnh Q. Thọ thấy phía trước cách 20m có xe đi ngược chiều, nghĩ là khoảng cách an toàn nên điều khiển xe chạy qua đường mà không bật đèn xi nhan xin đường; cùng lúc đó do Nguyễn Mỹ Hoàng điều khiển xe Moto chở Đỗ Quốc Dũng chạy ngược chiều đâm thẳng vào lốc máy bên phải xe Moto do Thọ điều khiển gây tai nạn.
Hậu quả: Nguyễn Mỹ Hoàng chết do chấn thương sọ não, Nguyễn Văn Thọ bị thương tật 39%.
Sau khi tai nạn xảy ra, bị cáo Thọ chưa bồi thưởng gì cho gia đình người bị hại.
Cáo trạng số 09/KSĐT- TA ngày 27/1/2003 của VKSND tỉnh Q truy tố bị can Nguyễn Văn Thọ về tội "Vi phạm quy định về ĐKPTGT đường bộ" theo quy định điểm a khoản 2 Điều 202 BLHS.
Tại phiên toà sơ thẩm, KSV thực hành quyền công tố đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Thọ từ 15 đến 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là 24 tháng. Án sơ thẩm số 19/HSST ngày 16/4/2003 của Toà án nhân dân tỉnh Q áp dụng điểm a khoản 2 Điều 202; điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Văn Thọ 03 năm tù giam.
Án phúc thẩm số 939/ HSPT ngày 20/10/2003 của Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Năng áp dụng điểm a khoản 2 Điều 202; điểm p khoản 1,2 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Văn Thọ 03 năm tù giam.
B - Vụ án: Nguyễn Tấn Tâm, phạm tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ".
Nguyễn Tấn Tâm không có giấy phép lái xe Moto, nhưng vào khoảng 16h30 ngày 16/2/2003 đã điều khiển xe Moto có dung tích xi lanh 110cm3 chạy trên đường Lý Nam Đế, thành phố H. Do điều khiển xe lấn qua trái đường, chiếm phần đường của xe ngược chiều nên xe Moto do Tâm điều khiển đã đâm vào xe đạp của cháu Nguyễn Lê Bảo Ngân chở bạn là Nguyễn Thị Ngọc Diệp gây ra tai nạn.
*Hậu quả: Cháu Nguyễn Lê Bảo Ngân chết tại chỗ, cháu Nguyễn Thị Ngọc Diệp bị thương nhẹ.
Chi phí mai táng cháu Nguyễn Lê Bảo Ngân hết 11.071.000đ, gia đình bị cáo Nguyễn Tấn Tâm đã bồi thường 11.000.000đ
Cáo trạng số 44/ KSĐT- TA ngày 28/5/2003 của VKSND tỉnh H truy tố bị can Nguyễn Tấn Tâm về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 202 BLHS.
Tại phiên toà sơ thẩm KSV thực hành quyền công tố đề nghị HĐXX xử phạt Nguyễn Tấn Tâm từ 18- 20 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là 24 đến 30 tháng.
Án sơ thẩm số 54/ HSST ngày 31/7/2003 của Toà án nhân dân tỉnh H áp dụng điểm a khoản 2 Điều 202; điểm p, h khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Tấn Tâm 24 tháng tù giam.
Bản án phúc thẩm số 955/HSPT ngày 28/10/2003 của Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng áp dụng điểm a khoản 2 điều 202; điểm b, p khoản 1 Điều 46; Điều 47 BLHS xử phạt Nguyễn Tấn Tâm 24 tháng tù giam.
C. Vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Nguyên nhân gây ra tai nạn đều do các bị cáo điều khiển xe Moto không có giấy phép lái xe theo quy định, lỗi hoàn toàn thuộc về các bị cáo, gây hậu quả chết 1 người và bị thương 1 người là hậu quả nghiêm trọng. Các bị cáo không đủ điều kiện để được hưởng án treo theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 60 BLHS nhưng đại diện VKS thực hành quyền công tố đề nghị cho các bị cáo được hưởng án treo là không đúng với tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo, không đáp ứng được mục đích của hình phạt trong việc trừng trị, cải tạo, giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung đối với loại tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông ngày một gia tăng. Mặc dù Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng vẫn chưa giảm.
Vậy, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng thông báo đến các Viện KSND địa phương trong khu vực để rút kinh nghiệm chung, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự.
Ghi chú: Một số địa danh nơi xảy ra và giải quyết vụ việc đã được Ban biên tập thay đổi.
Nguồn: Thông báo số 23/TB-VPT2 ngày 04 tháng 02 năm 2004
20- Vụ án Nguyễn Văn Thái bị kết án về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thong đường bộ.
Nguồn: Thông báo số 203/TB-VKSTC-V3 ngày 30/09/2011
Ngày 17/12/2010, Toà hình sự - Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Nguyễn Văn Thái bị Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm kết án về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ”. Thông qua vụ án này, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần rút kinh nghiệm về công tác điều tra và xét xử vụ án, nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.
1. Nội dung vụ án:
Khoảng 20 giờ 30 phút ngày 15/8/2008, Nguyễn Văn Thái điều khiển xe mô tô loại 05 chỗ nhãn hiệu Huyndai BKS 30L-5236 đi từ BM đến Nhà văn hoá quận HBT, do không làm chủ tốc độ nên xe ô tô do Thái điều khiển lao nhanh về phía bàn bảo vệ, nơi chị Trần Minh Tú đang ngồi. Thấy xe ô tô lao nhanh về phía mình nên chị Tú đứng dậy chạy về phía trước (bên trái đầu xe). Xe ô tô tiếp tục chạy nhanh và đâm vào bên phải đùi của chị Tú, ép vào một số xe môtô đang dựng tại đây làm chị Tú bị thương nặng phải đi cấp cứu. Theo giấy chứng thương số 1738 ngày 26/8/2008 của Bệnh viện VĐ kết luận thương tích của chị Tú: dập nát, mất đoạn chi 10cm, đoạn 1/3 dưới đùi +gối phải chỉ còn dính vạt da mỏng. Bệnh viện đã mổ cấp cứu tạo hình lại mỏm cụt đùi phải. Tại biên bản giám định pháp y số 365 ngày 17/10/2008, Trung tâm giám định pháp y HN kết luận tỉ lệ tổn hại sức khoẻ của chị Tú là 61%.
Ngoài việc gây thương tích cho chị Tú, xe ô tô do Nguyễn Văn Thái điều khiển còn làm hư hỏng toàn bộ phần đuôi xe mô tô BKS 99H9-2353 của chị Ngô Thị Ngân dựng phía ngoài, 05 xe mô tô dựng phía trong và 01 xe đạp bị hư hỏng nhẹ.Tại Công an phường TN các bên đã tự thoả thuận đền bù dân sự và không đề nghị gì; vì vậy Cơ quan điều tra quận HBT không xem xét giải quyết.
Sau khi xẩy ra tai nạn, gia đình Nguyễn Văn Thái đã đưa chị Tú đi cấp cứu tại bệnh viện, nộp tiền viện phí cho chị Tú tại bệnh viện VĐ, bệnh viện HN và bồi thường ban đầu cho cho chị Tú là 35.000.000 đồng.
2. Quá trình giải quyết vụ án.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 501/2008/HSST ngày 19/12/2008, Toà án nhân dân quận HBT áp dụng khoản 1 Điều 202; các điểm b, p khoản 1và khoản 2 Điều 46 BLHS; Điều 605, 609 Bộ luật dân sự xử phạt Nguyễn Văn Thái 20 tháng cải tạo không giam giữ về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ ngày tuyên án. Buộc bị cáo bồi thường cho chị Trần Minh Tú 49.597.000 đồng, xác nhận bị cáo đã bồi thường 46.777.000 đồng, còn phải bồi thường 2.820.000 đồng.
Ngày 29/12/2008 chị Trần Minh Tú kháng cáo đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo, tăng bồi thường.
Ngày 02/01/2009 Nguyễn Văn Thái kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, giảm bồi thường.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 206/2009/HSPT ngày 03/4/2009, Toà án nhân dân thành phố HN đã sửa bản án sơ thẩm, áp dụng khoản 1 Điều 202; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 31; Điều 42 Bộ luật hình sự; các Điều 604, 605 và 609 Bộ luật hình sự, xử phạt Nguyễn Văn Thái 20 tháng cải tạo không giam giữ về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, thời hạn cải tạo không giam giữ tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Buộc Nguyễn Văn Thái phải bồi thường cho chị Trần Minh Tú 53.797.000 đồng, xác nhận bị cáo đã bồi thường 46.777.000 đồng, còn phải bồi thường tiếp 7.020.000 đồng.
Tại kháng nghị giám đốc thẩm số 07/QĐ-VKSTC-V3 ngày 01/4/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 206/2009/HSPT ngày 03/4/2009 của Toà án nhân dân thành phố HN và bản án hình sự sơ thẩm số 501/2008/HSST ngày 19/12/2008 của Toà án nhân dân quận HBT đối với Nguyễn Văn Thái để điều tra lại theo thủ tục chung.
3.Vấn đề cần rút kinh nghiệm
Trong vụ án này, vấn đề cần rút kinh nghiệm đối với các Kiềm sát viên được giao nhiệm vụ Thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm là:
Công tác điều tra thiếu toàn diện và không đầy đủ. Thể hiện: Hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Thái ngoài việc gây tổn hại sức khoẻ của chị Trần Minh Tú; thì còn làm hư hỏng một số xe mô tô dựng tại nhà văn hoá; nhưng cơ quan điều tra không xác định cụ thể mức độ hư hỏng của từng chiếc xe; không xác định giá trị thiệt hại đối với các xe mô tô bị hư hỏng. Tuy bị cáo Nguyễn Văn Thái và các chủ sở hữu có xe mô tô bị hư hỏng đã tự thoả thuận bồi thường, nhưng việc điều tra lại để xác định giá trị thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và xác định khung hình phạt đối với bị cáo là cần thiết.
Về việc xác định tình trạng sử dụng rượu, bia khi lái xe của Nguyễn Văn Thái: Cơ quan điều tra chưa tích cực điều tra để xác định trước khi gây tai nạn, bị cáo có sử dụng rượu, bia không? Vấn đề này rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới việc xác định mức độ lỗi của bị cáo, cũng như tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội của bị cáo để xử lý đúng pháp luật. Tuy cơ quan điều tra có lấy lời khai của bị cáo, người bị hại và nhân chứng Trần Thanh Hiếu, nhưng tại hiện trường còn có anh Trần Minh Đức mà cơ quan điều tra chưa lấy lời khai của anh Đức về vấn đề này. Ở đây thể hiện rõ công tác kiểm sát điều tra thiếu sâu sát và chặt chẽ. Nhất là điều tra, thu thập những tình tiết có liên quan tới việc xác định tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, các tình tiết liên quan tới xác định khung hình phạt để xử lý tội phạm đúng pháp luật. Công tác kiểm sát xét xử sơ thẩm đã không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chưa xem xét, đánh giá toàn diện các tình tiết có liên quan tới việc giải quyết vụ án đúng pháp luật. Do đó đã không phát hiện được những vấn đề nêu trên để khắc phục kịp thời. Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm không xem xét khoản tiền đi lại, điều trị tại Bệnh viện Trí Đức (có hoá đơn kèm theo) của chị Trần Minh Tú là thiếu sót. Đây là chi phí hợp lý cho việc chữa trị của chị Tú cần được chấp nhận và buộc bị cáo Nguyễn Văn Thái phải có trách nhiệm bồi thường.
Việc quyết định thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ: Toà án cấp sơ thẩm quyết định thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ ngày tuyên án, còn Toà án cấp phúc thẩm lại quyết định tính từ ngày bản án có hiệu lực đều là không đúng. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì “Thời hạn cải tạo không giam giữ kể từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành và bản sao bản án”. Đây là sai lầm trong việc áp dụng pháp luật cần phải được rút kinh nghiệm để khắc phục.
Trên đây là những vấn đề mà Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần phải rút kinh nghiệm chung, để nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự trong thời gian tới.
Ghi chú: Một số địa danh đã được Ban biên tập thay đổi.